Một vài thay đổi mới về việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngo

  -  
ới mong muốn tạo môi trường thuận lợi cho môi trường kinh doanh, nhà nước đã có những thay đổi đáng kể để tạo điều kiện cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc được cấp giấy phép lao động (work permit) và lưu trú. Gần đây nhất, nghị định 11/2016/ND-CP có hiệu lực từ ngày 1/4/2016 tạo ra những thay đổi tích cực về quy trình và thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Việc cập nhật các qui định mới dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp và người lao động rút ngắn thời gian khi làm thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.

Đối tượng nước ngoài được miễn cấp giấy phép lao động đã được mở rộng hơn
Giáo viên, nghiên cứu sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam.
Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam làm việc sau khi được Bộ Ngoại giao cấp phép, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác
Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam.
Người có hộ chiếu công vụ vào Việt Nam làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội
Đối tượng vào làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong một năm. Đây là sự thay đổi mới giúp người sử dụng lao động sẽ được hưởng lợi nếu muốn cử các vị trí trên vào Việt Nam trong thời gian ngắn. Đặc biệt là người sử dụng lao động không cần nộp đơn lên Sở Lao động để có thư xác nhận miễn giấy phép lao động đối với những đối tượng này (điều này là bắt buộc với các trường hợp miễn khác)
Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động không quá 2 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định 11.

Mở rộng về định nghĩa khi cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Nghị định mới định nghĩa rõ ràng hơn với các đối tượng nước ngoài được cấp giấy phép lao động
Chuyên gia: phải có 1 trong 2 điều kiện sau
– Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài;
– Hoặc có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc (trong khi quy định cũ là 5 năm làm việc) trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam

Nhà quản lý, giám đốc điều hành:
– Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
– Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Lao động kỹ thuật:
– Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 1 năm và làm việc ít nhất 3 năm trong chuyên ngành được đào tạo. Tương tự như lĩnh vực chuyên gia, lĩnh vực lao động kỹ thuật cũng có sự thay đổi về kinh nghiệm làm việc từ 5 xuống còn 3 năm

Thời gian và Thủ tục: những thay đổi đáng kể:

– Lý lịch tư pháp: Đối với cá nhân chưa từng cư trú tại Việt Nam, yêu cầu phải có lý lịch tư pháp tại nước ngoài. Nhưng đối với các nhân đã từng cư trú tại Việt Nam, chỉ cần lý lịch tư pháp tại Việt Nam hoặc nước ngoài còn thời hạn trong 6 tháng ( trong khi quy định trước đó bắt buộc phải có cả 2 bản lý lịch tư pháp)
– Giấy khám sức khỏe hiện tại nới rộng thời gian hiệu lực trong 12 tháng (quy định trước là 6 tháng)
– Thời gian xử lý hồ sơ rút ngăn chỉ còn 7 ngày (thay vì 10 ngày như trước đây).
– Đặc biệt, thời gian cấp lại giấy phép lao động bắt buộc phải còn thời hạn ít nhất 5 ngày nhưng không quá 45 ngày.