Hôm nay, chúng tôi sẽ đưa ra các cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu để người bệnh tham khảo và áp dụng trong việc chữa bệnh trĩ cấp độ nhẹ. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết, việc áp dụng những mẹo vặt chữa bệnh trĩ có thể hiệu quả với người này nhưng lại không hiệu quả cho nhiều người khác.
Lá thầu dầu có thực sự chữa được bệnh trĩ?
Thầu dầu tía còn có tên khoa học là Ricinus comunis L. Là một loại cây cao tầm 4-5m, vỏ cây có nhiều màu sắc và các cành non đều có phấn trắng. Cuống dài, lá lớn và có răng cưa.
Theo tài liệu Đông y ghi lại, lá thầu dầu là một loại thảo dược có vị ngọt, hơi cay, tính bình, trong lá thầu dầu có chứa chất kháng khuẩn, chống ngứa, tiêu độc, tiêu thũng, giảm đau. Dầu của cây thầu dầu có lợi cho dạ dày, tốt cho tiêu hóa.
Do đó, bệnh nhân trĩ có các dấu hiệu như khu vực hậu môn ngứa ngáy khó chịu, các búi trĩ sưng phồng, có thể sử dụng lá thầu dầu có tác dụng làm giảm triệu chứng, cũng như chấm dứt những khó chịu gây ra bởi bệnh trĩ.
Các cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu
Cách 1:
Rửa sạch vài lá thầu dầu tía, sau đó đem chúng giã nhuyễn hoặc vò nát rồi đắp vào khu vực hậu môn trong tầm 5 phút.
Thực hiện ngày 2 lần hoặc ít nhất mỗi ngày một lần, tốt nhất nên thực hiện vào mỗi tối, sau khi đã vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ và chuẩn bị đi ngủ.
Cách 2: Kết hợp lá thầu dầu cùng lá vông chữa bệnh trĩ.
Lá vông cũng là bài thuốc chữa bệnh trĩ khá hiệu quả. Việc kết hợp giữa lá vông và lá thầu dầu cho tác dụng chữa bệnh trĩ nhanh chóng và đạt hiệu quả hơn.
Đem 4 lá thầu dầu và 3 lá vông rửa sạch rồi giã nát. Bọc hỗn hợp này trong một tấm vải mỏng và ngồi lên khoảng 5 phút. Không ngồi lâu hơn 5 phút.
Làm liên tục mỗi ngày một lần và kéo dài đến 1 tuần thì sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm. Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể khỏi hẳn sau 1 tháng áp dụng.
Cách 3: Lá thầu dầu kết hợp cùng lá và hoa dừa cạn.
Mỗi thứ một lượng vừa đủ, rửa sạch và giã nát, đắp tại chỗ hậu môn và đóng băng lại.