Lệnh Stop Loss là lệnh mà các trader chuyên nghiệp hay trader mới vào nghề cũng cần phải biết và phải sử dụng khi trade coin hoặc trade forex, chứng khoán. Thật ra nó cũng tương tự như Stop Limit, nhưng stop loss chỉ được dùng cho việc cắt lỗ hay dừng lỗ. Stop Loss giúp hạn chế sự thua lỗ, một giải pháp bảo toàn vốn không thể thiếu. Bên cạnh đó, lệnh Take Profit – chốt lời cũng hay được sử dụng.
Vậy chúng ta cũng tìm hiểu sl trong forex là gì nhé!
Stop Loss là gì?
Khái niệm: Stop loss là dừng lỗ động sẽ di chuyển mỗi khi giá di chuyển một khoảng nào đó. Thêm một cách có thể hiểu là dừng lỗ động sẽ tự động “theo sát” giá khi giá di chuyển theo hướng tăng lợi nhuận. Tính năng này cho phép chúng ta chốt mức lợi nhuận và giúp kiểm soát lệnh một cách bán tự động. Chính xác là bạn có thể thiết lập dừng lỗ dịch chuyển lên 5 pip mỗi khi giá dịch chuyển lên 5 pip – rất hữu dụng khi bạn không thể canh lệnh liên tục đúng không nào. Ngoài ra, dừng lỗ của bạn dịch chuyển tự động và giá lại di chuyển theo hướng ngược lại, dừng lỗ sẽ giữ nguyên vị trí và khi bị chạm, nó sẽ đóng lệnh – dừng lỗ động có thể là một chiến lược hiệu quả để giảm thiểu mức thua lỗ.
Stop Loss rất quan trọng trong trading.
Lợi nhuận mục tiêu là một phần quan trọng của quản trị giao dịch. Lợi nhuận mục tiêu là mức giá đã xác định trước sẽ thoát lệnh cho một lệnh có lợi nhuận. Trước khi đặt lệnh, bạn phải xác định mức lợi nhuận mục tiêu ở đâu. Vì nó giúp bạn tự động thoát khỏi thị trường tại mức giá đã định, dù cho bạn không ngồi trước màn hình tại thời điểm giá di chuyển tới mức đó.
Biểu đồ trên đây cho thấy một lệnh mua có đặt mức lợi nhuận mục tiêu. Ngay khi giá chạm mức lợi nhuận mục tiêu, lệnh sẽ được đóng tại giá tốt nhất có thể.
Xác định Stop Loss và Take Profit hiệu quả
Bên dưới đây là mô tả chi tiết quy trình khi vào lệnh với vai trò của SL và TP, thứ nhất xác định khung thời gian giao dịch chính, thứ 2 sử dụng system để nhận diện tín hiệu forex khi tín hiệu xuất hiện, sau đó xác định các đỉnh và đáy gần nhất, so với điểm dự kiến sẽ vào lệnh ban đầu.
Xem thêm: nghệ thuật đầu tư dhandho sách nói
Xem thêm: hướng dẫn exness
Sau đó cộng hoặc trừ thêm mức chênh lệch spread và khấu hao thêm độ nhiễu của giá, đưa ra các điểm chính xác của SL và TP, và tính ra tỷ lệ LỢI NHUẬN : RỦI RO của lệnh (Tỷ lệ R:R), nếu chấp nhận tỷ lệ R:R thì sẽ vào lệnh ngay, nếu không chấp nhận tỷ lệ R:R thì sẽ bỏ ý định vào lệnh và tìm 1 cơ hội khác.
Vậy nên, việc chọn điểm SL và TP sẽ quyết định đến việc có lựa chọn vào lệnh hay không trên cơ sở tỷ lệ R:R, nên điểm SL và TP là cực kỳ quan trọng, và cách đặt SL và TP cần phải có độ chính xác cao.
– Đỉnh và Đáy thông thường là các ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ, đây chính là các mức cản kỹ thuật.
– Đỉnh và Đáy thường là các mức cản tâm lý.
– Đỉnh và Đáy thường thể hiện cho 1 biên độ giao dộng hay 1 biên độ sóng (wave) trong thị trường có xu hướng. Biểu hiện cho 1 vùng giá đi ngang trong thị trường không có xu hướng (sideway).
Dừng lỗ và chốt lời luôn là những vấn đề nan giải với trader.
– Khi giá chính thức phá vỡ (breakout thực sự) các Đỉnh và Đáy thì 1 biên độ mới thường được thiết lập. Giá sẽ đi xa hơn đáng kể theo hướng breakout đó. Do vậy việc dừng lỗ (stop loss) tại đó là rất an toàn.
– Khi giá di chuyển và tiệm cận vùng Đỉnh – Đáy thì thông thường sẽ có phản ứng (dù nhiều hay ít) tại mức cản đó và sẽ bị dội lại. Do đó, chốt lời (take profit) tại vùng đỉnh – đáy cũng là giải pháp rất an toàn.
– Phương pháp nào cũng có những sai số nhất định. Phương pháp này cũng không ngoại lệ. Bạn có thể từ từ kiểm chứng điều này xem nếu thấy phù hơp với bản thân thì hãy áp dụng, nếu không phù hợp thì chỉ coi đây như là nội dung để tham khảo thôi nhé.