Hồi cuối tháng 2 năm nay, bóng đá Trung
Quốc đã bị “chấn động” bởi thông tin CLB Jiangsu Suning ngừng hoạt
động. Trước đó, CLB Shandong Luneng, nhà vô địch Cúp QG Trung Quốc đã bị
tước quyền tham dự AFC Champions League 2021 vì các khoản nợ lương
không chịu thanh toán đã quá hạn. Một CLB khác là Tianjin Tigers,
đội bóng từng được dẫn dắt bởi HLV Fabio Cannavaro và sở hữu Luis
Fabiano, Alexandre Pato và Axel Witsel đã rơi vào thảm cảnh phá sản vào
năm ngoái.
Mới đây nhất, Tập đoàn bất động
sản Evergrande, chủ sở hữu của CLB Quảng Châu Evergrande được cho là
đang ôm một quả “bom nợ” khổng lồ. Những ngày qua báo chí thế giới đưa
tin, Evergrande dần lún sâu vào nợ nần vì liên tục vay mượn để chi trả
và bù đắp cho tham vọng đầu tư ở nhiều lĩnh vực. Tờ The Guardian dẫn
lời một số nhà phân tích cho rằng Evergrande hiện là tập đoàn phát triển
bất động sản nợ nhiều nhất thế giới, với tổng số nợ vượt ngưỡng 300 ti
USD, tương đương 2% GDP Trung Quốc. Một con số khủng khiếp khiến nền
kinh tế đất nước đông dân bị rúng động.
ĐT Trung Quốc (áo đỏ) chịu ảnh hưởng khá lớn từ "bóng bóng" bóng đá tại giải nhà nghề nước này
Evergrande cũng chính là tập đoàn đứng
sau chính sách “Trung Quốc hoá” các ngoại binh nhằm phục vụ cho ĐTQG
nước này. Theo báo giới Trung Quốc, tập đoàn này chi trả khoản tiền
lương lên đến 49 triệu USD/năm cho 6 cầu thủ nhập tịch và ngoại binh
trong đội hình. Quảng Châu Evergrande hiện đang đóng góp 8 tuyển thủ
quốc gia đang thi đấu tại vòng loại cuối cùng World Cup 2022, trong đó
có 4 cầu thủ nhập tịch Aloisio, Alan, Tyias Browning, Elkeson.
Xem thêm: nhà cái uy tín
Có lẽ vì thế, người hâm mộ Trung Quốc đang
nghi ngờ lòng trung thành của những “ngoại binh” đang khoác áo ĐT Trung
Quốc. Trong số 4 cầu thủ nhập tịch, chỉ có Tyias Browning (tên Trung
Quốc là Guangtai) có bà ngoại là người Trung Quốc. Anh này tuyên
bố rằng, bản thân sẽ cống hiến cho đội tuyển Trung Quốc, còn lại đều
chưa đưa ra bất kỳ một phát ngôn nào. Mới đây nhất, Cannavaro đã “bỏ của
chạy lấy người” khi HLV này ném bỏ hơn 24 triệu Euro để rời Quảng Châu
Evergrande và không hẹn ngày gặp lại.
Dù Hiệp hội bóng đá Trung Quốc và HLV Li
Tie đang ra sức trấn an các cầu thủ trước trận gặp ĐT Việt Nam nhưng quả
là khó cho cầu thủ lòng yên tâm thi đấu. Đặc biệt là các cầu thủ nhập
tịch, rất khó bắt họ gắn bó với đội tuyển khi quyền lợi kinh tế
không còn như lời hứa từ các ông chủ.
Thực tế, bản thân các cầu thủ nhập tịch
của ĐT Trung Quốc đang bị “ném đá” giữ dội bởi họ không thể hiện được
nhiều trong 2 trận thua 0-3 trước ĐT Australia và 0-1 trước Nhật Bản. Dư
luận nước này cho rằng, một phần họ bị bấn loạn trước thông tin đội
bóng chủ quản có thể giải tán, một phần, họ còn không khát khao cống
hiến như đã tuyên bố.
Cuộc chiến trên mặt trận tâm lý
Cuộc đối đầu giữa ĐT Trung Quốc và ĐT Việt
Nam đang nhận được sự quan tâm rốt ráo của giới truyền thông cũng như
người hâm mộ 2 nước. Tuy nhiên, có vẻ như HLV Li Tie và các học trò đang
gánh chịu một áp lực khủng khiếp từ nước nhà.
Hàng loạt bài báo, hàng loạt bình luận từ
các diễn đàn đã chỉ trích dữ dội chuyện LBĐBĐ Trung Quốc “ném tiền qua
cửa sổ” khi “đốt” khoảng 31 tỷ đồng chỉ để thuê khách sạn, trả tiền thuê
xe bus, tiền thuê sân tập… Thậm chí, cả chuyện LĐBĐ nước này phải trả 7
tỷ đồng để đổi lấy trận giao hữu, vốn được xem là vô bổ với ĐT Syria.
Chưa dừng lại ở đó, các CĐV Trung Quốc liên tục bỉ bôi chính sách nhập
tịch của bóng đá Trung Quố, nó khiến cho các cầu thủ bản địa bị thui
chột và không thể lớn nổi…
Sau 2 trận thua trước Australia và Nhật
Bản, LĐBĐ Trung Quốc đang chịu sức ép rất lớn và họ đã phải tổ chức một
cuộc họp để úy lạo tinh thần cho các cầu thủ. Thầy trò HLV Li Tie đã
nhận được mệnh lệnh sắt đá: Trong trận chiến với Việt Nam, ĐT Trung Quốc
phải giành chiến thắng, vì ngoài giấc mộng tham dự World Cup, trận đấu
này còn gánh cả danh dự của một nền bóng đá. Chiếc ghế của HLV Li Tie
cũng được mang ra “đặt cược” ở trận này, trong trường hợp ĐT Trung Quốc
thua, gần như nhà cầm quân 44 tuổi này sẽ bị sa thải.