Chảy máu mũi là cấp cứu hay gặp nhất trong chuyên ngành tai mũi họng. Tùy vào triệu chứng và tình trạng bệnh, ta sẽ có những cách xử trí khác nhau. Chảy máu mũi gồm tất cả các trường hợp chảy máu từ lỗ mũi ra ngoài hay chảy xuống họng. Chảy máu mũi là triệu chứng của 1 bệnh hay nhiều bệnh kết hợp, hay gặp nhất là chảy máu mũi do tăng huyết áp.Tìm hiểu chi tiết nguyên nhân gây chảy máu mũi cũng như cách điều trị hiệu quả nhé.
Chảy máu mũi hay chảy máu cam hiện tượng niêm mạc mũi dễ chảy máu vì có nhiều mạch máu tập trung với mạng lưới mao mạch dày, thành mạch đàn hồi kém. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp chảy máu mũi chỉ xuất hiện ở một bên mũi, ít khi xuất hiện ở cả hai bên mũi. Chảy máu mũi không phải là bệnh mà là triệu chứng chung và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Hầu hết bất cứ ai trong chúng ta cũng đều ít nhất một lần bị chảy máu cam trong suốt cuộc đời, nhưng thường xảy ra phổ biến hơn ở trẻ em. Tình trạng này có thể được xử lý tại chỗ ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chảy máu cam có thể gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm cũng như để lại biến chứng sau này nếu không được xử trí đúng cách một cách kịp thời.
Căn cứ vào nguyên nhân, có thể chia chảy máu mũi thành 3 loại, bao gồm:
♦ Chảy máu mũi do động mạch
♦ Chảy máu mũi lan tỏa do mao mạch
♦ Chảy máu mũi do điểm mạch Kisselbach
Việc chảy máu mũi tùy vào mức độ nặng nhẹ mà có những dạng khác nhau như:
Chảy máu mũi trước
♦ Máu chảy từ niêm mạc mũi ra mũi trước do màng nhầy trở nên quá khô, hoặc có một tác động lực trực tiếp vào mũi. Tình trạng này rất hiếm khi nguy hiểm
♦ Thông thường trong trường hợp này máu sẽ chảy ra ở một bên mũi với lượng ít nhưng có thể kéo dài, máu sẽ ngừng chảy nếu được xử lý kịp thời.
♦ Người có nguy cơ cao bị chảy máu ở mũi trước thường là người sống ở nơi có khí hậu khô hanh, lạnh lẽo hoặc sử dụng lò sưởi, điều hòa trong suốt thời gian dài. Niêm mạc mũi khi đó trở nên khô hơn khiến độ đàn hồi không được duy trì, lâu dần bị nứt nẻ, đóng vảy và cuối cùng là chảy máu.
Chảy máu mũi là tình trạng máu chảy ra từ một hoặc hai bên mũi
Chảy máu mũi sau
♦ Là tình trạng nghiêm trọng hơn, máu xuất phát ở phía sau khoang mũi rồi chảy xuống miệng và họng, gây ho khạc hoặc nôn ra máu.
♦ Lúc này, chảy máu mũi có thể diễn ra với lượng máu nhiều và chảy ở cả 2 bên mũi, có thể chạy về phía sau rồi xuống cả cổ họng. So với chảy máu trước thì chảy máu sau nguy hiểm hơn do khó kiểm soát hơn. Nếu không được phát hiện và can thiệp đúng cách có thể khiến bệnh nhân rơi vào cơn nguy kịch. Thông thường, chảy máu ở mũi là xuất phát từ mũi trước hay sau không phải là điều dễ dàng phân biệt. Do đó, ngay khi thấy có biểu hiện chảy máu mũi thì người bệnh nên đến ngay các trung tâm y tế để được sơ cứu và xử lý kịp thời.
Chảy máu mũi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm những nguyên nhân sau:
Do viêm nhiễm tại chỗ như: bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang cấp, viêm loét ở mũi…
Chấn thương mũi: Gãy xương chính mũi, gãy sụn vách ngăn, vỡ xoang hàm do chấn thương vùng mặt vỡ xoang trán, gãy xương hàm trên hoặc chấn thương sọ não. Chấn thương mũi ở trẻ em do ngoáy mũi hoặc dị vật xuất hiện bên trong mũi.
Do khối u lành tính: Polyp killian – polyp mũi thể chảy máu, u xơ vòm mũi họng, u mạch máu mũi…
Do khối u ác tính: Chảy máu mũi do ung thư vòm họng, ung thư sàng hàm…
Nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu mũi
Chảy máu mũi do các bệnh lý cấp tính kèm theo rối loạn đông máu: Cúm, sốt tinh hồng nhiệt, sởi nặng, sốt xuất huyết, sốt rét, thương hàn…
Các bệnh về máu: Chảy máu mũi có thể xuất hiện khi người bệnh mắc bệnh về máu như: bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, rối loạn đông máu như Hemophilie, giảm prothrombine, bệnh giãn mao mạch, bệnh xuất huyết Schoenlein – Henoch…
Bệnh tim mạch: Xơ vữa động mạch, cao huyết áp, vỡ các mạch máu bị phình,
Bệnh gan thận: Xơ gan, suy chức năng gan thận cũng có thể gây chảy máu mũi
Bệnh nội tiết: Chảy máu mũi trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ mang thai, rối loạn nội tiết tăng trưởng ở bé trai, u tế bào ưa crome.
Chảy máu mũi vô căn: Khoảng 70% bệnh nhân bị chảy máu mũi không tìm thấy nguyên nhân, thường gặp ở thanh thiếu niên, lượng mái chảy ra ít nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần.
Bất kì triệu chứng bất thường nào của cơ thể chúng ta đều không nên chủ quan và việc mũi bị chảy máu cũng thế. Khi bị chảy máu mũi, ưu tiên hàng đầu đó là tiến hành sơ cấp cứu ban đầu theo các bước sau:
♦Bệnh nhân phải ở tư thế ngồi, tuyệt đối không nằm, đầu hơi cúi ra trước, không được ngửa đầu ra sau để tránh máu chảy xuống họng, không được nuốt máu xuống dạ dày sẽ gây kích thích nôn. Dùng ngón tay ép chặt cánh mũi bên chảy từ 5 đến 10 phút.
♦ Nếu sau đó vẫn chảy tiếp tục ép chặt cánh mũi 2 bên và đến ngay cơ sở y tế gần nhất ( Không được nhét bông hay các dụng cụ khác vào mũi vì các thành phần của bông hay dụng cụ khác có thể làm kích thích chảy máu thêm).
♦ Quá trình di chuyển phải có người nhà đi theo để có thể xử trí các tình huống bất thường có thể xảy ra trên quá trình di chuyển đến bệnh viện cũng như quá trình điều trị tại bệnh viện.
♦ Để tránh tình trạng máu chảy vào cổ họng hoặc khí quản, người bệnh không nên ngả đầu về sau khi máu chảy.
Lời khuyên từ các chuyên gia y tế
Việc chảy máu mũi đối với một số người là hiện tượng diễn ra thường xuyên, đương nhiên người bệnh có thể áp dụng các phương thức điều trị tại nhà như đã nêu trên. Tuy nhiên, nếu máu chảy không có dấu hiệu ngừng lại kèm theo các biểu hiện như: người tái nhợt, toát mồ hôi, khó thở, trụy mạch… thì bệnh nhân nên đến gặp chuyên gia ngay để được cấp cứu kịp thời.
Điều trị các bệnh đường hô hấp gây chảy máu mũi tại Hoàn Cầu
Bên cạnh đó, nếu chảy máu mũi đi kèm với các bệnh lý đường hô hấp như: viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang… thì người bệnh nhanh chóng đến Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để được chuyên gia thăm khám