Nhà phố là mô hình nhà ở đang thịnh hành ở các đô thị đông
dân. Tuỳ vào mật độ xây dựng, mục đích sử dụng và sở thích của gia chủ mà hình
dáng nhà ở có phần khác biệt. Thiết kế tầng hầm cho nhà phố tạo nên không gian
giữ xe riêng cho gia chủ. Mang đến tiện nghi cũng như đám ứng nét đẹp thẩm mỹ
cho nhà ở. Bài viết dưới đây chia sẻ vấn đê: Chống thấm và phong thuỷ khi thiết
kế tầng hầm nhà phố. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Một số giải pháp chống
thấm khi thiết kế tầng hầm nhà phố
-
Chống thấm ngược tầng hầm: Việc thi công chống
thấm ngược sẽ được thực hiện khi các bể ngầm chứa nước có thể thấm qua thành bể
xuống hầm nhà; khe tiếp giáp giữa hai nhà không được thi công chống thấm.
-
Dùng hóa chất chống thấm: Đây là giải pháp chống
thấm tầng hầm hiệu quả, được nhiều gia chủ lựa chọn. Lưu ý, các lớp hóa chất cần
được quét cách nhau 2-4 giờ đồng hồ và lớp sau quét vuông góc với lớp trước.
-
Dùng sơn chống thấm và các sản phẩm dạng quét: Lựa
chọn giải pháp này, gia chủ cần lưu ý vấn đề bảo dưỡng cho bề mặt lớp chống thấm
nhằm mục đích tạo liên kết. Không nên trộn vật liệu quá nhiều bởi chúng sẽ khô
lại nếu không thi công kịp.
-
Dùng màng chống thấm tự dính: Có thể sử dụng
màng chống thấm tự dính đã bóc dán lên bề mặt tầng hầm. Sau khi dán xong thì
trát bổ sung một lớp bê tông dày 3-4cm lên bề mặt màng để bảo vệ và kéo dài tuổi
thọ cho công trình.
-
Sử dụng màng khò nóng chống thấm tầng hầm: Với
giải pháp này, cần lưu ý vị trí chồng méo, vị trí phải gia cố. Nếu màng dán bị
phồng thì cần đâm thủng, sau đó dùng màng khác phủ lên. Đồng thời, cần làm thêm
lớp màng bảo vệ đảm bảo độ bền cho màng khò nóng.
-
Chống thấm tầng hầm đã có bề mặt thi công trước:
Đây là giải pháp được áp dụng khi tầng hầm đã thi công xong. Trước hết, cần loại
bỏ các tạp chất bám trên bề mặt tầng hàm, sau đó làm phẳng, làm sạch bề mặt trước
khi thi công chống thấm. Cần trám vữa sửa chữa có phụ gia cho các vết nứt tầng
hầm.
Như vậy, hiện có khá nhiều giải pháp chống thấm tầng hầm mà
bạn có thể tham khảo. Tùy theo nhu cầu và điều kiện cụ thể, gia chủ sẽ lựa chọn
được giải pháp chống thấm tầng hầm phù hợp. Điều quan trọng nữa là cần tìm được
đơn vị thi công chống thấm có chuyên môn, kinh nghiệm.
Vài nét phong thuỷ
khi thiết kế nhà phố có tầng hầm
Tầng hầm tuy không phải là không gian chức năng chính trong
nhà ở, chủ yếu dùng làm gara để xe, nhà kho nhưng khu vực này vẫn ảnh hưởng nhất
định tới phong thủy của ngôi nhà. Do đó, khi thiết kế tầng hầm cho nhà phố, gia
chủ cần lưu ý một số vấn đề như sau nhằm đảm bảo phong thủy tốt.
-
Thứ nhất, đảm bảo sự thông thoáng, tăng cường
chiếu sáng, chống ẩm, ngập úng: Tầng hầm vốn là nơi dễ bị ẩm thấp, bí bức, thiếu
dương khí nên cần phải có giải pháp khắc phục ngay từ khâu thiết kế như bố trí
giếng trời, làm mương thu và thoát nước, có máy bơm hút nước dự phòng, dùng
gương hút sáng,... Qua đó, nâng cao chất lượng trường khí, thu hút năng lượng
tích cực.
-
Thứ hai, nên bài trí tầng hầm với tông màu sáng:
Tông màu sáng từ sơn tường và đồ nội thất, phụ kiện không chỉ tạo cảm giác
thoáng rộng hơn, góp phần hút sáng, phản xạ ánh sáng tự nhiên mà còn có tác dụng
tăng dương khí cho tầng hầm.
-
Thứ ba, thiết kế tầng hầm hợp mệnh gia chủ: Có thể
căn cứ vào bản mệnh của gia chủ để lựa chọn vật liệu, màu sắc, phụ kiện cho tầng
hầm. Ví dụ, với người có bản mệnh thuộc Kim, vật liệu phù hợp để làm tầng hầm
là kim loại, đá, cát sỏi; màu sắc phù hợp là trắng, ghi, nâu đất...
-
Thứ tư, thêm cây xanh: Bạn có thể bố trí thêm
các chậu cây xanh ở hai bên cầu thang dẫn xuống tầng hầm (nếu có). Nên chọn cây
dễ sinh trưởng, phát triển trong điều kiện thiếu sáng, ít phải chăm sóc. Gia chủ
cũng có thể cho vẽ tranh tường phong cảnh thiên nhiên để tăng sắc xanh, dương
khí cho không gian tầng hầm.
Các biện pháp chống thấm và nét phong thuỷ khi thiết kế tầng
hầm nhà phố đã được chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hi vọng những thông tin trong
bài viết sẽ hữu ích đến bạn. Binba Décor đồng hành cùng bạn tạo nên không gian
sống lí tưởng.
>>>Xem thêm: Thiết kế quán cafe
trong nhà ống