Trong quá trình thực hiện
các thủ tục hành chính hàng ngày, chúng ta đã tiếp cận rất nhiều với cụm từ “sao
y chứng thực”, “sao lục”, “trích lục”
nhưng người dân có thật sự hiểu rõ ba khái niệm này không? Trong đó khái niệm
sao y bản chính được nhắc tới khá nhiều, vậy sao y bản chính là gì?
Sao y bản chính là gì?
Sao y bản chính là bản sao
đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày
theo thể thức và kỹ thuật quy định.
Bản sao y chứng thực từ bản
chính cần được chứng thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giống y hệt bản
chính.
Bản gốc là bản hoàn chỉnh về
nội dung, thể thức văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản
giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử.
Bản chính là là bản hoàn chỉnh
về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có
thẩm quyền.
Như vậy có thể thấy những
văn bản được sao chép y hệt về hình thức nội dung từ bản gốc hoặc bản chính được
xác định là sao y bản chính.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Công
chứng vào thứ 7 và chủ nhật miễn phí tại nhà.
Hình thức sao y bản chính
Ngoài việc giải đáp sao y bản
chính là gì? chúng tôi còn giải đáp thắc
mắc về các hình thức sao y bản chính. Sao y có thể được thực hiện dưới các hình
thức sau:
Sao y từ văn bản giấy sang
văn bản giấy được thực hiện bằng việc chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy
sang giấy.
Sao y từ văn bản điện tử
sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy.
Sao y từ văn bản giấy sang
văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ
quan, tổ chức.
Tùy thuộc vào điều kiện, mục
đích sử dụng mà người có thẩm quyền tiến hành lựa chọn hình thức sao y cho phù
hợp.
Cơ quan có thẩm quyền chứng thực bản sao sao y từ bản chính
Căn cứ vào ngôn ngữ của văn
bản cần chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực sao y được phân quyền như
sau:
Đối với bản sao Tiếng Việt:
Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên, văn phòng công chứng.Người có thẩm quyền ký và
đóng dấu trên bản sao y bản chính là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đối với bản sao bằng tiếng
nước ngoài: Phòng tư pháp trực thuộc Ủy ban nhân cấp huyện và văn phòng công chứng.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực bản sao thuộc thẩm
quyền của mình, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
Cơ quan đại diện ngoại giao
của Việt Nam ở nước ngoài có quyền chứng thực các loại văn bản sao từ bản chính
do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
Chứng thực chữ ký trong các
giấy tờ, văn bản;
Chứng thực chữ ký của người
dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng
Việt sang tiếng nước ngoài.
Viên chức ngoại giao, viên
chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện đối với những văn bản
thuộc thẩm quyền chứng thực của mình.
Văn phòng công chứng chỉ được phép thực hiện công chức các loại văn bản
sau đây:
– Giấy tờ, văn bản do cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước
ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
– Chứng thực chữ ký trong
các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
Công chứng viên tiến hành
chứng thực ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng,văn phòng công chứng.
Sao y bản chính ở đâu?
Sao y bản chính sẽ được thực
hiện tại:
– Ủy ban nhân dân từ cấp
xã/phường trở lên (với văn bản tiếng việt) hoặc từ ủy ban nhân dân cấp quận/huyện
trở lên (với các văn bản có yếu tố nước ngoài) tại địa phương bạn đang ở.
– Văn phòng công chứng công
nhà nước hoặc văn phòng công chứng tư nhân. Trường hợp bạn cần sao y tại địa
phương khác, không phải nơi bạn thường trú thì việc tìm đến các văn phòng công
chứng là hợp lý hơn cả.
Giá trị pháp lý của bản sao y chứng thực và bản sao y
Bản sao y từ bản chính chứng
thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng
thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bản sao y được thực hiện
theo đúng theo quy định của pháp luật về thẩm quyền sao văn bản, thể thức và kỹ
thuật trình bày bản sao thì có giá trị pháp lý y như bản chính.
>>>> Xem thêm: Thủ
tục sang tên sổ đỏ nhanh chóng tại Hà Nội
Công chứng và chứng thực có giống nhau không?
Có rất nhiều người nhầm tưởng
hai khái niệm này là một. Chúng ta thường hay nói hoạt động chứng thực bản sao
từ bản chính là công chứng. Nhưng trên thực tế, công chứng là hoạt động do công
chứng viên thực hiện để xác minh tính chính xác, hợp pháp của hợp đồng,giao dịch
dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của
bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước
ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật
phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Như vậy có
thể thấy rằng hoạt động công chứng phải do công chứng viên thực hiện, đối tượng
của hoạt động công chứng là hợp đồng, văn bản giao dịch dân sự khác, bản dịch
mà pháp luật bắt buộc yêu cầu phải công chứng hoặc theo yêu cầu của người dân.
Còn chứng thực thì căn cứ
theo nhu cầu của người dân, các loại giấy tờ có thể yêu cầu chứng thực cũng rộng
hơn so với đối tượng của hoạt động công chứng.
Người có yêu cầu chứng thực
chịu trách nhiệm về tính chính xác, nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản
chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao.
Ngược lại, văn bản được
công chứng bởi công chứng viên thì công chứng viên ký chứng thực vào văn bản phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản
công chứng của mình.
>>>> Xem thêm: Phân biệt giữa hợp đồng uỷ quyền
và giấy
uỷ quyền
Thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính ở đâu?
Đối với các loại giấy tờ cá
nhân, hợp đồng, giao dịch dân sự mà chủ sở hữu có nhu cầu chứng thực bản sao từ
bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài
sản là động sản, có thể đến trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân
cấp huyện không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
Việc chứng thực các hợp đồng,
giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến
nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.
Đối với các loại giấy tờ,
văn bản có yếu tố nước ngoài, người có yêu cầu chứng thực có thể đến trụ sở của
Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc văn phòng công chứng để thực hiện chứng thực.
Trên
đây là toàn bộ nội dung được tổng hợp theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu
như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc các vấn đề pháp lý
khác, xin vui lòng liên hệ:
Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh - quận
Đống Đa, Tp Hà Nội
Số hotline: 0966.227.979 - 0935.669.669
Địa chỉ email: ccnguyenhue165@gmail.com