Đặc tính của bu lông cường độ cao
Bu lông inox cường độ cao có các đặc tính như sau:
- Bu lông có cùng tiêu chuẩn với đai ốc.
- Vật liệu tạo nên bu lông cường độ cao là thép hợp kim hoặc thép cacbon chất lượng cao. Đa số là hợp kim nhôm, sắt.
- Một số loại bu lông cường độ cao phổ biến là bu lông 8.8
- Độ bền và độ cứng cao, càng nhiều carbon thì càng bền, độ dẻo cũng phù hợp. Có khả năng chịu được lực đè, lực nén, xiết cao.
Sự khác nhau giữa bu lông cường độ cao và bu lông thường
Mỗi loại bu lông khác nhau sẽ có những điểm giống nhau về cấu tạo và vai trò, tác dụng cũng như ứng dụng trong đời sống. Tuy nhiên nó vẫn mang cho mình những nét riêng. Giữa bu lông thường và bu lông cường độ cao cũng vậy. Nó có sự khác biệt nhau như sau:
- Bu lông cường độ cao làm từ các nguyên vật liệu hợp kim thép có chất lượng cao. Các bu lông thường chỉ làm từ các hợp kim bình thường.
- Bu lông thường chỉ chịu được tải trọng nhỏ và vừa. Còn bu lông cường độ cao sẽ chịu được tải trọng lớn hơn gấp nhiều lần bu lông thường.
- Giá của bu lông thường sẽ rẻ hơn rất nhiều so với bu lông cường độ cao.
Phân loại bu lông cường độ cao
Bu lông inox cường độ cao được chia thành 3 loại.
Loại 1:
Liên kết chịu cắt lực vuông góc với thân bu lông, thân bu lông bị cắt và bản thép thành lỗ bị ép. Kết cấu liên kết bu lông loại này khá đơn giản dễ lắp đặt và chịu lực tốt, tuy nhiên hay bị trượt do lỗ to hơn thân bu lông. Liên kết loại này được áp dung cho những kết cấu nhà không chịu ảnh hưởng của sự trượt. Khi thi công người thợ không cần tốn công sức xiết quá chặt, chỉ cần xiết sao cho không có khe hở giữa các bản thép.
Loại 2:
Bu lông loại này thiết kế liên kết không trượt và chịu lực vuông góc thân bu lông, Tuy nhiên khi thi công cần xiết chặt tốt đa để gây ma sát giữa các bản thép, không cho trượt. Được áp dụng cho những kết cấu không cho trượt như: dầm cầu trục, cầu, kết cấu chịu lực động… Bu lông trong kết cấu này phải được xiết đến một lực căng lớn được tính toán kĩ lưỡng từ các kiến trúc sư từ trước đó. Bên cạnh đó, vấn đề quan trọng nữa là việc xiết bu lông phải đảm bảo được lực căng khống chế.
Loại 3:
Loại này liên kết chịu lực kéo trong liên kết, lực phân bổ dọc theo chiều bu lông, (ví dụ: liên kết mặt bích, liên kết nối dầm của khung nhà. Khi thi công để đảm bảo tính chắc chán và an toàn tuyệt đối cho công trình bu lông phải được xiết đến lực lớn hơn lực nó sẽ chịu khi làm việc dưới tải, để cho các mặt bích không bị tách ra.