Bị đau nhức bắp chân, gặp khó khăn trong việc di chuyển là một trong những phiền phức thường thấy của cuộc sống. Không chỉ đơn giản là sự mệt mỏi khi cơ bắp phải làm việc quá sức, đau cơ bắp chân còn có thể là triệu chứng bệnh lý cần tìm giải pháp khắc phục và điều trị.
ĐAU NHỨC BẮP CHÂN LÀ BỆNH GÌ?
Làm việc quá sức, chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, uống không đủ nước, suy tĩnh mạch hay tổn thương động mạch là những nguyên nhân thường thấy của triệu chứng đau mỏi bắp chân.
Làm việc quá sức:
Bao gồm đi bộ liên tục nhiều giờ liền, đứng hoặc ngồi một vị trí trong thời gian dài. Khi đó, bắp chân sẽ phải chịu sức ép từ cân nặng khiến cho các cơ bị tê cứng và đau nhức. Cảm giác này thường xảy ra vào buổi tối khi người bệnh nghỉ ngơi.
Tuy nhiên sau 1 thời gian, khi mà bắp chân đã quen với cường độ làm việc như vậy thì người bệnh sẽ không thấy hoặc rất ít thấy sự xuất hiện của những cơn đau nhức bắp chân như thế này.
Ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng:
Ăn uống thiếu chất, uống không đủ nước sẽ khiến cho máu lưu thông kém, các chất nuôi cơ bắp không đủ khiến chúng không có năng lượng để hoạt động gây ra đau nhức.
Chấn thương liên quan đến phần cơ:
Chẳng hạn như va đập cũng là nguyên nhân đau cơ bắp chân khá phổ biến. Trường hợp này, ngoài cảm giác đau bắp chân, trên da của bệnh nhân cũng có thể thấy xuất hiện các vết bầm tím, trầy xước hoặc tụ máu.
Thừa cân, béo phì:
Hai bắp chân là cơ quan trực tiếp phải chịu sức ép từ toàn bộ cơ thể. Do đó khi người bệnh thừa cân, áp lực đè lên cơ bắp chân sẽ rất lớn. Hậu quả là sự xuất hiện thường xuyên của những cơn đau mỏi bắp chân.
Phụ nữ mang thai:
Phụ nữ mang thai thường xuyên bị đau mỏi bắp chân, nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ, khi mà em bé lớn nhanh và cân nặng của mẹ cũng tăng lên nhanh chóng.
Khởi động không kỹ trước khi luyện tập thể dục thể thao:
Khiến cho cơ bắp không thích nghi kịp với cường độ hoạt động mạnh và gây đau nhức cơ. Ngoài ra, không khởi động kỹ còn có thể làm tăng nguy cơ gặp phải chấn thương như trật khớp, gãy xương…
Suy tĩnh mạch:
Bệnh chiếm khoảng 30-40% dân số trưởng thành. Chúng ta có thể nhận biết bệnh từ sớm thông qua các triệu chứng đau mỏi, tê bì bắp chân vào buổi chiều tối. Nếu đêm ngủ gác chân lên cao thì vào sáng sớm hôm sau bắp chân lại bớt đau, nhưng sau đó, tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra và ngày càng nặng hơn đến mức người bệnh bị đau bắp chân không đi được, chân phù lên vô cùng khó chịu.
5 CÁCH LÀM GIẢM ĐAU BẮP CHÂN ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
Chưa biết là có nguy hiểm hay không, nhưng trước mắt đau cơ bắp chân sẽ gây ra cho người bệnh vô vàn những phiền phức vì cơ thể lúc nào cũng có cảm giác đau dẫn đến khó chịu. Khi đó, chúng ta có thể áp dụng một số cách chữa đau nhức bắp chân đơn giản sau đây:
MASSAGE, XOA BÓP
Đây là cách làm giảm đau bắp chân phổ biến nhất và cho hiệu quả khá tích cực với những cơn đau cơ bắp cấp tính. Tuy nhiên, chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng mà không nên sử dụng các loại dầu nóng vì chất gây tê trong dầu chỉ làm giảm cơn đau tạm thời, nhưng sức nóng của nó lại làm dãn tĩnh mạch, gây ứ máu và khiến bệnh nặng thêm.
CHƯỜM LẠNH
Chườm lạnh giúp giảm nhanh các cơn đau, tiêu sưng và làm tan máu đông (nếu có) mà lại không gây tác dụng phụ. Để thực hiện, người bệnh chỉ cần chuẩn bị vài viên đá lạnh, bọc vào khăn vải sạch sau đó chườm nhẹ nhàng lên chỗ đau trong khoảng 10-15 phút. Trong khi chườm nhớ chú ý nhấc chân lên cao một chút.
DÙNG MẬT ONG VÀ CHANH
Mặc dù không được sử dụng phổ biến bằng hai cách trên nhưng mật ong kết hợp với chanh cũng là một cách chữa đau bắp chân hiệu quả.
Người bệnh sẽ dùng 1 chén nước ấm nhỏ (loại dùng để uống rượu) pha với 2 thìa cà phê mật ong và nửa quả chanh. Khuấy đều cho mật ong và chanh tan hết thì dùng hỗn hợp này thoa đều lên bắp chân bị đau, vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng trong 20 phút cho thuốc ngấm vào da thịt, cơn đau sẽ giảm nhanh chóng.
NGÂM NƯỚC TRÀ ẤM
Đổ vào nồi 2 lít nước sạch đun với 10g trà rồi để sôi trong 10 phút thì cho thêm 1-2 thìa muối tinh vào nồi, khuấy cho tan. Sau đó để nước nguội còn khoảng 50 độ C thì cho ra chậu, ngâm chân trong 15-20 phút. Nên thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ để máu được lưu thông, giảm đau bắp chân và giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn.
UỐNG ĐỦ NƯỚC
75% cơ thể chúng ta là nước, con người không thể sống thiếu nước và uống đủ nước cũng là một cách chữa bệnh đau cơ bắp chân khá hiệu quả. 1 ngày chúng ta cần uống ít nhất 2 lít nước để cung cấp đủ cho các hoạt động thường ngày. Việc này đặc biệt quan trọng với những người phải lao động nặng hoặc người thường xuyên tập thể dục thể thao.
CẢI THIỆN CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Bằng cách tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, canxi, vitamin E. Chúng có khả năng tăng cường sức khỏe và giảm đáng kể các cơn đau mỏi cơ xương khớp. Tuy nhiên, cần cân đối các thành phần dinh dưỡng để tránh tình trạng béo phì, thừa chất.
Lưu ý: Khi gặp phải vấn đề đau nhức cơ bắp chân nhiều ngày không khỏi, người bệnh không nên lạm dụng thuốc giảm đau mà cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và định hướng điều trị.
https://x-quang-viem-khop-dang-thap.blogspot.com/2018/03/dau-moi-that-lung-o-phu-nu.html
https://viem-khop-dang-thap-goi.blogspot.com/2018/03/dau-moi-that-lung-o-phu-nu.html