Run tay chân ở người trẻ tuổi

  -  
Không ít người trong chúng ta lầm tưởng, bệnh run tay chân chỉ gặp ở người cao tuổi, hay trong bệnh liệt rung Parkinson. Nhưng thực tế cho thấy, bệnh run tay chân đang ngày càng gia tăng ở người trẻ. Theo một số thống kê, không dưới 25% người đang làm việc trong văn phòng là nạn nhân của một tình trạng nghịch lý: Dù còn rất trẻ nhưng đã bị run tay tuy với biên độ nhẹ, khiến họ dễ đánh rơi vật nhẹ như cây bút, tách cà phê, tập tài liệu… Chính guồng quay của cuộc sống hiện đại, stress và những thói quen có hại cho sức khỏe như làm việc nhiều giờ trước máy tính, căng thẳng, thức khuya, sử dụng chất kích thích… của nhiều người trẻ là cơ hội cho chứng run xuất hiện.

Chứng run tay chân gây ra nhiều cản trở trong cuộc sống, khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các sinh hoạt cá nhân và mất tự tin khi giao tiếp.

Bệnh run tay chân là gì?
Run là một chuyển động không chủ ý của một bộ phận nào đó trong cơ thể như bàn tay, cánh tay, đầu, mặt hoặc chân, thường gặp nhất ở hai bàn tay. Nó có thể là biểu hiện của bệnh lý, nhưng cũng có thể thấy ở nhiều người khỏe mạnh.

Khi chứng run xuất hiện và biến mất nhanh chóng, do cơ thể mệt mỏi hay do những thay đổi của cảm xúc, thời tiết được gọi là run sinh lý. Nhưng khi các triệu chứng run xuất hiện với tần suất lớn hơn và mức độ nặng hơn, làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như sinh hoạt thường ngày, được gọi là run bệnh lý.

Những nguyên nhân nào gây run tay chân ở người trẻ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây run tay chân ở người trẻ, trong đó những nguyên nhân thường gặp là rối loạn thần kinh thực vật, stress, sử dụng nhiều chất kích thích, tổn thương não, bệnh lý tuyến giáp, thiếu một số vitamin và khoáng chất, nhiễm độc kim loại nặng hoặc nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân, gọi là run vô căn.

Rối loạn thần kinh thực vật – nguyên nhân gây run phổ biến ở người trẻ
Thần kinh thực vật là hệ thần kinh có nhiệm vụ điều hoà các chức năng của cơ thể mà không theo ý muốn chủ quan của con người, liên quan đến hoạt động của hầu hết các cơ quan trong cơ thể như: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, bài tiết, chuyển hoá... Sự rối loạn chức năng của hệ thần kinh này sẽ dẫn đến các biểu hiện run tay chân, hồi hộp, rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh…

Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh thực vật như một số bệnh mãn tính, thuốc điều trị, chấn thương… nhưng nguyên nhân chủ yếu thường gặp nhất là do những sang chấn về tinh thần, mệt mỏi, lo âu, căng thẳng thần kinh, stress gây nên. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, stress kéo dài sẽ tạo ra những áp lực trên hệ thần kinh, kích thích tăng tiết adrenaline và cortisone vào máu, dẫn tới tăng cường hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Đây là nguyên nhân gây run phổ biến của người trẻ. Run tăng khi thay đổi trạng thái cảm xúc như: lo lắng, căng thẳng, hồi hộp, khi tập trung làm động tác chính xác (ký tên, viết, vẽ…) hoặc đứng trước người khác. Tình trạng run có thể giảm khi người bệnh điều chỉnh được tâm lý và cảm xúc của mình.



Run tay chân ở người trẻ do lạm dụng các chất kích thích
Hiện nay, tình trạng lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, caffeine… ở giới trẻ ngày càng tăng. Các chất này tạo cảm giác hưng phấn, sảng khoái cho người dùng, làm tăng hiệu quả công việc. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng chúng lâu dài sẽ gây tổn thương các tế bào não, dẫn đến chứng bệnh run tay chân, kèm theo nhiều triệu chứng rối loạn tâm thần khác như lo lắng, dễ bị kích động, ác mộng khi ngủ... khiến cho chứng run ngày càng trầm trọng.

Run do tổn thương não
Não bộ của bạn có thể bị tổn thương do chấn thương, di chứng của viêm não, sốt cao co giật ngày bé (hiếm gặp), bệnh đa xơ cứng hoặc rối loạn thoái hóa di truyền làm ảnh hưởng đến chức năng của vùng não điều khiển vận động và gây ra run.

- Tổn thương não do chấn thương: Chúng ta biết rằng, bộ não là trung tâm điều khiển mọi chức năng của cơ thể từ những hoạt động có ý thức đến những hoạt động vô thức. Vì vậy, tổn thương não có thể phá vỡ một số hoặc tất cả những chức năng này, dẫn đến những bất thường về vận động và hành vi của cơ thể, gây ra chứng run không chủ ý.

- Tổn thương do di chứng của viêm não: Viêm não ở trẻ có thể gây tổn thương hệ thần kinh vận động, để lại các di chứng như co giật, run ngón tay, yếu cơ, chậm vận động…

Thiếu vitamin, khoáng chất gây run tay chân
Có nhiều vitamin, khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm tính bền vững dẫn truyền thần kinh và sự co cơ như: Magie, vitamin B6, vitamin B12, vitamin D... Sự thiếu hụt các vitamin, khoáng chất này trong một thời gian dài sẽ rất dễ dẫn tới các bệnh lý về thần kinh và cơ, trong đó có chứng run tay chân.

Run vô căn
Cũng có những chứng run tay chân không xác định được nguyên nhân được gọi là run vô căn, thường liên quan đến di truyền. Trẻ em có bố hoặc mẹ bị run vô căn  sẽ thừa hưởng gen di truyền gây bệnh này và do đó có 50% nguy cơ mắc bệnh.

Run vô căn xảy ra chủ yếu ở tay với đặc trưng là run xuất hiện hoặc tăng lên khi hoạt động, như khi bạn cầm cốc uống nước, cầm bút viết chữ thì tay bắt đầu run. Ngoài ra, run cũng có thể xảy ra ở một số bộ phận khác như run ở đầu kiểu run dọc (gật đầu) hoặc run ngang (lắc đầu), hay run ở giọng nói, lưỡi, chân và thân người, làm thay đổi dáng đi.

Run do cường giáp
Nồng độ hormon tuyến giáp tăng cao ở trong bệnh cường giáp có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh – cơ, dẫn đến nhiều triệu chứng như run tay, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, bứt rứt, căng thẳng, khó chịu.

Run tay chân do nhiễm độc kim loại nặng
Nhiễm độc một số kim loại nặng (như chì, thủy ngân) có thể làm tổn thương tới hệ thần kinh, suy giảm chức năng của các cơ quan và rối loạn các quá trình chuyển hóa, dẫn đến triệu chứng như run chân tay, co giật, teo cơ, yếu cơ...

http://coxuongkhoppcc.atspace.co.uk/2018/04/10/cac-tu-the-ngu-giup-chua-thoat-vi-dia-dem/
http://coxuongkhoppcc.atspace.cc/2018/04/10/cung-cap-canxi-cho-tre-coi-xuong-ra-sao/