Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng như yếu tố tuổi tác, lão hóa, chấn thương khớp háng,…Bên cạnh đó, đau khớp háng khi chơi thể thao cũng dễ xảy ra bởi các môn thể thao vận động mạnh và dùng lực nhiều của khớp háng, chúng ta cần chú ý để phòng tránh.
NGUYÊN NHÂN ĐAU KHỚP HÁNG KHI CHƠI THỂ THAO
Đau khớp háng là biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh: Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp háng, thoái hóa khớp háng, hoại tử chỏm xương đùi, bong sụn khớp háng,v.v.
Chơi thể thao tốt cho sức khỏe trong trường hợp vận động nhịp nhàng, vừa phải ,điều độ hàng ngày. Tuy nhiên sẽ là bất lợi nếu vận động thể thao quá mức, đặc biệt là những người lớn tuổi. Chúng ta nên chơi những môn thể thao mức độ từ nhẹ đến nặng với tần suất từ thấp lên cao.
Nguyên nhân đau khớp háng khi chơi thể thao là do chúng ta chơi những môn thể thao vận động nhiều như: Cầu lông, bóng chuyền, đá bóng,…Trong giai đoạn khớp háng đang bước vào quá trình lão hóa. Điều này thường gặp ở những người độ tuổi ngoài 40. Lúc này, sụn khớp suy giảm nhiều, các đầu xương ít được bảo vệ, nên vận động nhiều sẽ tăng cọ xát gây đau mỏi. Chơi thể thao quá mức cũng là nguyên nhân gây đau mỏi cơ, căng cơ, giãn dây chằng. không những vậy, vận động thể thao cũng dễ gặp nguy cơ sang chấn thương, bong gân, trật khớp háng.
Khi có dấu hiệu đau khớp háng khi chơi thể thao người bệnh cần lưu ý đi khám vì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm khác như u lao, u xương, thoái hóa khớp háng.
[img]https://4.bp.blogspot.com/-59D3gEyUQ8o/WvuxfC_YA9I/AAAAAAAAAqY/_Y9EGJPCFuYozM8v8jWOi-0-xUG4nWlogCLcBGAs/s320/kh%25E1%25BB%259Bp%2Bh%25C3%25A1ng.jpg[/img]
ĐAU KHỚP HÁNG KHI CHƠI THỂ THAO NÊN LÀM GÌ?
Khi bị đau khớp háng, đau vùng mông, đùi người bệnh cần được nghỉ ngơi. Nếu đau khớp háng khi chơi thể thao, luyện tập thì nên ngừng chơi và xoa bóp để khớp háng được thư giãn.
Một số biện pháp giúp giảm đau tạm thời như: Chườm nóng hoặc chườm lạnh, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt. Giúp lưu thông máu, kéo giãn nở các cơ làm cho người bệnh bớt đau và dễ chịu hơn. Châm cứu trong đông y rất hiệu quả để lưu thông máu, đả thông kinh mạch, châm cứu cũng giúp tiết ra hoạt chất giảm đau và hỗ trợ quá trình tự sữa chữa, phục hồi của khớp.
Nếu đau khớp háng kéo dài, ngừng vận động vẫn đau nhói, bước đi cảm giác lạo xạo cộng với sưng, nóng đỏ thì người bệnh nên đi khám và điều trị kịp thời. Bởi các bệnh lý khớp háng cũng sẽ gây đau khớp háng khi chơi thể thao, đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
Các thảo dược, bài thuốc đông y lành tính và an toàn từ tự nhiên sẽ giúp tái tạo sụn khớp háng, ổ cối, giúp chắc khỏe xương, tăng cường sự phát triển của sụn khớp. Đồng thời bồi bổ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng để ngăn chặn thoái hóa khớp, hư hại của sụn khớp theo thời gian, chống lão hóa.
Để việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu nhất còn phải phụ thuộc vào cơ địa của từng người, do đó bạn nên thăm khám trực tiếp để bác sĩ có thể xác định đúng tình trạng bệnh cũng như thể chất từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị và liệu trình thuốc phù hợp để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất.
Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.
https://thoaividiadem.blogspot.com/2018/05/chua-gout-voi-cay-mat-nhan.html
https://thankinhcotsong389.blogspot.com/2018/05/Dau-khop-hang-do-choi-the-thao.html