Thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6

  -  
Thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6 thường gây đau thốn và đau buốt từ bả vai chạy xuống cẳng tay và bàn tay. Bệnh nhân cũng cảm thấy đau nhức mỏi ở bàn tay, ngón tay và ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm đồ vật. 

Cột sống là trụ cột của cơ thể được cấu tạo từ 33 đốt sống. Bao gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 4 đốt xương cụt. Mỗi đốt sống được ghép với nhau bởi 1 đĩa đệm đàn hồi cùng với hệ thống dây chằng và tạo thành ống sống chứa tủy sống bên trong.

Hiện nay, bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng trở nên phổ biến và xuất hiện sớm ở người trẻ tuổi. Tùy theo vị trí đốt sống cổ bị thoái hóa mà bệnh nhân có thể bị thoái hóa 1 hay nhiều đốt sống cổ khác nhau. Trong đó, thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6 là tình trạng thường gặp nhất.

Cột sống cổ có 7 đốt sống xếp chồng lên nhau, từ C1-C7, chia thành hai tầng là cột sống cổ cao (C1-C2) và cột sống cổ thấp (C3-C7). Giữa hai đốt sống C1 và C2 không có đĩa đệm, có vai trò như cột trụ cố định. Các đốt sống từ C3-C7 có nhiệm vụ tham gia vào các chuyển động, giúp đầu cổ hoạt động linh hoạt và nhịp nhàng.

Các đốt sống cổ thường có phạm vi hoạt động lớn và phải hoạt động thường xuyên nên có nguy cơ bị tổn thương, chịu áp lực rất cao. Tình trạng này kéo dài khiến các đốt sống cổ bị suy giảm chất lượng và chức năng sẽ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Trong đó, các tổn thương thường gặp nhất là ở các đốt sống C4, C5 và C6.
 
[img]https://1.bp.blogspot.com/--1OV7a80j3k/W3Ov3w8MetI/AAAAAAAAArI/9-4dyUwri7EW1oAHg8i63HXPSnKMT8LBQCKgBGAs/s320/phau-thuat-benh-thoat-vi-dia-dem-cot-song-co-2-768x432.jpg[/img]

Bị thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6 phải làm sao ?

Nếu thoái hóa cột sống chèn ép dây thần kinh, tủy sống cổ, động mạch sống và các nhánh giao cảm thì người bệnh sẽ bị hạn chế vận động cổ kèm theo các hội chứng rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tuần hoàn não (đau đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt…).

Thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6 là căn bệnh nguy hiểm vì không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hạn chế khả năng vận động của vùng cổ vai, cánh tay mà còn có gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Nghiêm trọng nhất phải kể đến là biến chứng bại liệt 1 hoặc 2 cánh tay do các hội chứng chèn ép tủy sống, rễ thần kinh… hoặc biến chứng ở hệ thần kinh do rối loạn tuần hoàn não.

Để điều trị thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6, bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám và kiểm tra cụ thể. Tùy theo tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nội khoa phối hợp với các phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng phù hợp.

Trong trường hợp nặng thất bại với điều trị nội khoa, có xuất hiện biến chứng tổn thương chèn ép tủy sống, rễ thần kinh thì có khả năng phải can thiệp bằng các thủ thuật hoặc phẫu thuật mỗ thoái hóa đốt sống cổ.

Ngoài ra, người bệnh cần chú ý những lời khuyên sau đây để giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh:

Chườm đá lạnh lên vùng cột sống bị đau tối đa 15 phút để hạn chế các cơn đau nhức.

Chú ý điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp. Không nằm gối quá cao, nằm gối thấp hơn 10cm.

Hạn chế vận động cổ, không xoay đầu và cổ một cách đột ngột và quá mức, giữ tư thế đầu – cổ luôn thẳng khi làm việc, không mang vật nặng trên đầu cổ, vai gáy…Không sử dụng bia, rượu, cà phê, hút thuốc lá hoặc các chất kích thích gây hại đến sức khỏe. Luyện tập thường xuyên để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đối phó với bệnh tật.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

https://voi-cot-song.blogspot.com/2018/08/chua-u-xuong-te-bao.html
https://gay-cot-song.blogspot.com/2018/08/teo-co-tuy-song-o-tre-em-gom-cac-loai-nao.html