Hiện nay, để phát hiện ra sâu răng, ngoài các bài kiểm tra trực quan và chụp X-quang thì một số cơ sở nha khoa đang sử dụng công nghệ mới hơn. Các thiết bị nha khoa chuyên dụng này có thể phát hiện ra sâu răng trong giai đoạn mới khởi đầu, khi men răng bị tấn công trước khi biến thành một khoang rỗng.
Vậy hàn răng là gì?
Bằng cách lấp đầy khoảng trống của răng bằng những vật liệu chuyên dụng như Amangam, xi măng Silicat hay nhựa tổng hợp Composite. Răng sẽ được hàn lại một cách chắc chắn như một chiếc răng thật.
Hàn răng đau không?
Trên thực tế, hàn răng sâu có đau không là một quá trình phục hình răng giúp điều trị cũng như bảo vệ răng tránh khỏi tác động bên trong khoang miệng.
Trước khi tiến hành hàn răng sâu, bác sĩ tiến hành gây tê, nhằm giảm bớt sự đau nhức trong quá trình hàn răng. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành quá trình có thể cảm thấy hơi ê buốt và đau nhẹ khi thuốc tê đã hết tác dụng.
Hàn răng có đau không về bản chất sẽ phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ trong thao tác nạo bỏ mô sâu, tạo hình miếng trám cũng như quy trình thực hiện đảm bảo đúng kỹ thuật. Với việc ứng dụng các công nghệ hiện đại, quy trình nhanh chóng như hiện nay thì hàn răng sâu không đau, không xâm lấn.
Do vậy, khi bị sâu răng bạn nên cân nhắc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín thì bạn sẽ không còn lo lắng.
Răng chớm sâu có nên hàn răng không?
Khi được chẩn đoán là chớm sâu răng, có nên hàn răng không? Câu trả lời có hay không còn phụ thuộc vào mức độ răng sâu hiện tại như thế nào và cách thức chăm sóc vệ sinh răng miệng của bạn ra sao. Sâu răng là một căn bệnh tiến triển chậm. Khoảng thời gian từ đầu đến cuối cho một tổn thương sâu răng mới lan đến trung tâm răng nơi tập trung các dây thần kinh, mạch máu và ống tủy mất khoảng 5 năm. Vì vậy, sâu răng sớm không có nghĩa là ngay lập tức nên đi hàn răng nếu chưa nhìn thấy lỗ răng sâu.
Một khi răng được hàn trám mà chưa có lỗ sâu sẽ rất dễ xảy ra tình huống phần trám không có mặt bám vững chắc dễ bị nứt, vỡ hoặc rơi ra ngoài. Không gian còn lại giữa miếng trám và răng có thể trở thành ổ vi khuẩn cho răng sâu nặng hơn, đôi khi dẫn đến cần phải nội nha điều trị tủy thậm chí phải mất răng.