Theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, sau khi gói 30.000 tỉ đồng
kết thúc, do nhu cầu nhà ở phân khúc bình dân cao, trong khi
nguồn cung hạn chế nên nhiều dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố đã tăng
giá.
Sau khi gói tín dụng 30.000 tỉ đồng kết thúc, giá nhà ở xã hội Hà Nội đã
tăng giá tương đối nhiều so với mức trần 15 triệu đồng/m2 theo quy định trước đây, khiến cơ hội tiếp cận nhà ở của
người có thu nhập thấp ngày càng khó khăn hơn.
Cụ thể một vài ví dụ giá bán nhà ở xã hội đã
mở bán được áp dụng tại các dự án nhà ở xã hội như sau:
+ Dự án nhà ở xã hội tại phường Đại Mỗ (quận
Nam Từ Liêm) có 427 căn để bán, 11 căn cho thuê với quy mô hơn 1.600 người. Giá
theo phê duyệt tạm tính của chủ đầu tư, trung bình khoảng 19,5 triệu đồng/m2 (đã bao gồm thuế VAT và chưa bao gồm kinh phí bảo trì).
+ Dự án nhà ở xã hội IEC (huyện Thanh Trì, Hà
Nội) cũng đưa ra mức giá 16 triệu đồng/m2 (đã bao gồm VAT và phí
bảo trì).
+ Dự án Ecohome 3 (phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ
Liêm) với giá hơn 16,3 triệu đồng/m2 (đã bao gồm AT nhưng
chưa có phí bảo trì)…
+ Dự án Him Lam Thượng Thanh (Long Biên, Hà
Nội) mức giá đang chào ra thị trường là 17 triệu đồng/m2.
Theo Bộ Xây dựng, tính đến tháng 1/2020, cả nước có 207 dự
án nhà ở xã hội được hoàn thành đưa vào sử dụng, quy mô khoảng
hơn 85.800 căn, tổng diện tích hơn 4,2 triệu m2. Cả nước vẫn đang triển
khai 220 dự án với quy mô xây dựng khoảng hơn 179.000 căn.
Riêng trong năm 2019, có 25 dự án với hơn
13.700 căn hộ được cấp phép, 58 dự án với hơn 30.500 căn hộ đang triển khai xây
dựng và 22 dự án với hơn 7.300 căn hộ hoàn thành. Dù vậy, Bộ Xây dựng đánh giá
kết quả trên chưa đạt yêu cầu đề ra trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Trước đây, khi được vay gói 30.000 tỉ
đồng, giá nhà ở xã hội không được bán vượt
quá mức giá 15 triệu đồng/m2. Nhưng hiện nay, kết thúc
gói tín dụng ưu đãi, giá nhà ở xã hội đã tăng dần.
Lý giải về điều này, Sở Xây dựng Hà Nội cho
hay, giá nhà ở xã hội không khống chế giá mà quy định lợi nhuận chủ đầu tư
không được vượt quá 10%. Bên
cạnh đó, chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nhận được nhiều ưu đãi về thuế, tiền
sử dụng đất so với nhà thương mại.
Theo một số chuyên gia
bất động sản, sau khi gói 30.000 tỉ đồng kết thúc, cơ hội tiếp cận nhà
ở xã hội của người dân khó khăn hơn dù có gói tín dụng mới từ Ngân
hàng Chính sách xã hội, nhưng người thu nhập thấp không dễ tiếp cận.
Mặc dù vậy, hiện nay tại Hà Nội vẫn đang có một số dự án
nhà ở xã hội đang được triển khai xây dựng dành cho người có thu nhập
thấp có thể tiếp cận được do các dự án đó có thiết kế diện tích căn hộ hợp lý,
giá bán ưu đãi, hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng chính sách chỉ từ 4,8 %/năm, tiến
độ đóng tiền linh hoạt và áp dụng các gói mua hoặc thuê mua căn hộ hợp lý.
Một trong các dự án nhà ở xã hội như vậy khách
hàng nên tham khảo ngay từ bây giờ: Nhà ở xã hội Hồng Hà Eco City của chủ đầu tư Hồng Hà Việt Nam tại Tứ
Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.