Tại Hà Nội, trong bối cảnh thị
trường bất động sản đang thừa nguồn cung nhà ở thương mại nhưng thiếu nguồn
cung nhà ở xã hội cho người có thu nhập
thấp, nhà ở cho cho công nhân.
Theo mục tiêu Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 của Chính phủ; Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội
giai đoạn 2016-2020, cả nước cần chỗ ở cho 3 triệu công nhân, người có thu nhập
thấp và người có công với cách mạng. Riêng Hà Nội cần chỗ ở cho khoảng gần 1
triệu người.
Kể từ khi gói
30.000 tỷ đồng kết thúc, cũng là thời điểm cả nước nói chung và Hà Nội nói
riêng triển khai rất chậm các dự án nhà
ở xã hội, thậm chí có một số dự án đang triển khai đã phải dừng lại vì
thiếu vốn.
Trên địa bàn Hà
Nội có 9 dự án đang thực hiện bán nhà, cho thuê nhà ở, 25 dự án đang và sắp
triển khai, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2018-2020. Các dự án này nằm
trên địa bàn các quận, huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Long
Biên, Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Mê Linh, Hoài Đức…
Tuy nhiên, 9 dự
án bán nhà, cho thuê nhà ở xã hội như thế vẫn không đáp ứng đủ cho nhu cầu của
người thu nhập thấp ở Thủ đô.
Chị Nguyễn Thị
Tâm, một viên chức của một Sở ở Hà Nội, công tác đã gần 10 năm, thu nhập 6
triệu đồng/tháng nhưng vẫn chưa được mua
nhà ở xã hội. Theo chị, lý do là hầu như các dự án mở bán đều đã hết sạch,
không đủ nguồn cung.
Nhiều công nhân
tại các khu công nghiệp hàng ngày vẫn phải thuê nhà trọ cho gia đình ở với điều
kiện chật chội, không an toàn.
Ông Nguyễn Văn
Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, cho rằng việc đầu tư nhà
ở nhà ở xã hội không phải lựa chọn của nhiều doanh nghiệp, bởi lợi nhuận không
bằng việc đầu tư thực hiện nhà ở thương mại.
"Hiện nay,
nhà ở xã hội được ưu đãi thuế đất, nhưng bị khống chế về giá, khống chế lợi
nhuận, nhưng giá vật liệu xây dựng, nhân công… không giảm nên nhiều doanh
nghiệp không mặn mà", ông Nguyễn Văn Đính chia sẻ.
Tham khảo: danh sách 15 dự án Nhà
ở xã hội Hà Nội mới nhất 2021