Cất giữ dây an toàn thế nào là đúng cách
Giống như bất kỳ loại thiết bị bảo vệ cá nhân nào khác, dây an toàn nên được coi như phương án sau cùng để bảo vệ người lao động. Để được an toàn khi làm việc trên cao, bạn cần phải xác định và loại bỏ các mối nguy hiểm trước như lắp đặt các lan can, hạn chế quyền ra vào ở các khu vực nguy hiểm, hoặc lắp đặt hệ thống lưới an toàn ở những nơi dễ xảy ra tai nạn trên cao. Và đương nhiên, dây an toàn cá nhân vẫn phải được sử dụng, nhưng người lao động cần được hướng dẫn cách sử dụng đúng, cách kiểm tra, bảo quản trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân để đảm bảo sự an toàn của chính họ.
- Nếu đã xác định rằng, người lao động cần phải sử dụng dây an toàn trong công việc, đầu tiên phải hướng dẫn họ cách sử dụng, bảo quản và kiểm tra chất lượng dây hàng ngày.
Trước khi dây an toàn được đưa vào sử dụng, cần phải được kiểm tra cẩn thận, bởi có thể do vị trí làm việc của bạn ở gần 1 nguồn nhiệt hoặc nơi nào đó tạo ra tia lửa điện mà dây an toàn có thể bị hư hại. Hãy kiểm tra dấu hiệu của nhựa bị tan chảy (nơi các khóa cài bằng nhựa).
Xem thêm: Mũ bảo hộ
Bạn có tưởng tượng được những gì sẽ xảy ra trong quá trình từ khi bạn bỏ dây an toàn ra từ cuối ngày làm việc hôm trước đến bắt đầu ngày làm việc của hôm sau không ? Có thể nó bị ném vào hộp dụng cụ cùng với các thiết bị khác như cưa, khoan ….. Hãy kiểm tra dây đai, dây buộc xem có bị sờn cạnh không, có bị tuột mũi chỉ, có bị vết cắt hay bị hư tổn bởi các chất hóa học không. Dây đai và dây buộc bằng sợi nilon có thể bị hư hại bởi hóa chất hoặc do môi trường nắng gió bên ngoài. Hóa chất và các vết cứa cũng có thể làm hỏng dây đai và dây buộc, và một khoảnh khắc nào đó nó sẽ không đủ sức để có thể giữ một người trong trường hợp bị ngã. Hãy sử dụng và bảo quản dây an toàn đúng cách để tránh những hư hỏng có thể xảy ra
Tiếp đến bạn nên kiểm tra các khóa và móc ở dây an toàn. Hãy đảm bảo các khóa không bị lỏng hoặc có các diềm sắc cạnh, kim loại không bị đổi màu để tránh xuất hiện các vết cắt trên dây đai trong quá trình sử dụng.
Dây thừng có móc khóa được sử dụng như một phương tiện để kết nối từ nơi làm việc đến điểm neo lại. Hãy kiểm tra để biết chắc rằng các chốt trên móc khóa đang đóng hoàn toàn, không bị kẹt tại vị trí mở.
Ngoài ra, bạn phải kiểm tra vòng chữ D (D-ring: đây là móc quan trong ở phía sau lưng của một bộ dây an toàn toàn thân). Hãy đảm bảo rằng cái chữ “D” quan trọng này không bị bẻ cong, bóp méo, bị rỗ hoặc ăn mòn bởi chất hóa học, giữ cho nó không bị nứt, tách và luôn mềm dẻo.
Xem thêm: Mũ công nhân
- Thắt dây an toàn đúng cách.
Khi đã được xác định rằng dây an toàn đang ở trong tình trạng tốt có thể sử dụng được, bạn phải đảm bảo dây phải có kích thước phù hợp với người lao động, điều này thường được xác định bởi trọng lượng và chiều cao của người sử dụng. Khi mua dây an toàn, bạn hãy nhớ rằng một kích cỡ không thể phù hợp với tất cả. Nếu dây an toàn quá lỏng lẻo, người sử dụng có thể bị tuột khỏi dây hoặc chính dây an toàn sẽ tạo nên một lực va đập bổ sung lên cơ thể người lao động trong trường hợp bị rơi. Nếu dây an toàn quá chặt nó sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của người lao động, một là gây khó chịu, hai là nó sẽ có ít khả năng được sử dụng đến. Một nguyên tắc nhỏ: Dây an toàn chỉ được rộng hơn cơ thể một khoảng cách vừa 2 ngón tay.
Các vị trí của chữ “D” cũng rất quan trọng. Sau khi người dùng đã thắt chặt đúng các dây đai chân và ngực, chữ “D” nên được nằm giữa xương bả vai của người dùng. Trong một số công việc, người dùng phải thay đổi tư thế khá thường xuyên khiến cho chữ “D” hay bị trượt xuống khỏi vị trí đúng, nên phải kiểm tra và điều chỉnh trong suốt thời gian làm việc. Trong trường hợp người lao động bị rơi và được dây an toàn giữ lại, điều quan trọng là người bị rơi luôn phải được giữ ở vị trí thẳng đứng, việc điều chỉnh đúng vị trí của chữ “D’ sẽ giúp đảm bảo được việc này.
Và cuối cùng, khi xác định sử dụng dây an toàn, bạn phải tính toán được khoảng cách để neo móc dây an toàn, tránh trường hợp, dây thì chưa căng hết mà bạn đã “tiếp xúc thân mật” với mặt đất rồi.