9 cách chống nóng, giảm nhiệt nhà siêu đơn giản có thể bạn chưa biết

  -  
Mùa hè tới, kéo theo là cái nắng oi bức lên tới 40 độ, căn nhà lúc nào cũng “nóng hừng hực” khiến bạn và các thành viên trong gia đình không khỏi khó chịu, sinh hoạt hàng ngày gặp không ít khó khăn. Nếu chọn giải pháp bật điều hòa cả ngày, nhà lúc nào cũng mát rượi nhưng lượng điện năng tiêu thụ quá nhiều khiến tiền điện mỗi tháng cứ tăng “vùn vụt”, chưa kể các thiết bị này sẽ nhanh chóng “giảm tuổi thọ”.

Vậy làm thế nào để giúp căn nhà bạn đỡ nóng bức hơn trong mùa hè này? Hãy thử áp dụng ngay 9 mẹo chống nóng cho nhà vừa đơn giản lại cực kỳ hiệu quả dưới đây để nhà cửa lúc nào cũng thoáng đãng, mát mẻ khi hè tới nhé.

1. Chống nóng cho tường và mái nhà
Lựa chọn những loại gạch và các chất liệu cách nhiệt cho tường và mái nhà giúp phần nào chống nóng cho nhà hiệu quả.
Việc này cần được lưu ý ngay khi bạn tiến hành thiết kế và xây dựng nhà, đặc biệt là đối với những căn nhà hướng Tây thường xuyên bị nắng nóng. Mái nhà tiếp xúc trực tiếp nhất với ánh nắng mặt trời, tường nhà nếu quá mỏng hoặc không thể cách nhiệt sẽ khiến cho nhà lúc nào cũng “hừng hực”.
Vì vậy bạn nên lựa chọn sử dụng loại gạch block khi xây tường nhà vì chúng có khả năng cách nhiệt khá tốt, nhiều gia đình còn tiến hành xây 2 lớp tường gạch. Ngoài ra có thể dùng sơn cách nhiệt, hoặc giăng những tấm vải hay tấm bạt che nắng bớt chiếu vào tường nhà. Mái ngói, gạch, tấm lợp… được khuyến khích sử dụng hơn cả khi xây nhà tránh nắng nóng.

2. Phòng nên có 2 cửa sổ
Nhà hay trong phòng có 2 cửa sổ ở vị trí đối diện nhau là thiết kế tối ưu nhất khi vào hè, bởi lẽ trong ngôi nhà của bạn luôn cần có một cửa sổ mở cho gió thổi vào và một cửa sổ khác được mở cho gió ra khỏi nhà.
Căn nhà dù nhỏ đến đâu cũng nên có cửa sổ trong nhà giúp lưu thông không khí.
Nên lắp đặt các cửa sổ theo nhiều kích cỡ khác nhau, phù hợp với từng căn phòng hay từng nhà, với những nhà có diện tích lớn, tốt nhất nên lựa chọn cửa sổ to để tạo điều kiện cho gió vào nhà. Dán phim cách nhiệt cho cửa sổ đến nâng cao kahar năng chống nóng

3. Không nên đóng cửa suốt cả ngày
Nhiều người nghĩ rằng trời nắng nóng thế này tốt nhất là nên đóng chặt cửa không để cho hơi nóng vào nhà, như thế không khí trong nhà sẽ mát hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào đóng cửa cũng tốt, bạn chỉ nên đóng cửa vào ban ngày khi nhiệt độ bên ngoài cao, buổi tối khi có gió mát bạn nên mở cửa để giúp lưu thông không khí trong nhà, tận dụng luồng gió tự nhiên thay cho quạt điện để quạt được “nghỉ”.

4. Luôn kéo rèm cửa trong nhà
Rèm vải cách nhiệt là một trong những “trợ thủ đắc lực” giúp tránh nóng hiệu quả cho ngôi nhà của bạn, bởi theo nghiên cứu thì có tới 30% lượng nhiệt không mong muốn từ cửa sổ vào nhà. Hãy luôn kéo rèm cửa vào ban ngày, nên lựa chọn rèm sáng màu, tránh màu tối như đen, nâu,… ngăn hiện tượng giữ nhiệt.

5. Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện trong nhà
Chị em có biết rằng, việc sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị điện trong nhà không chỉ “ngốn” khá nhiều tiền điện mà còn khiến không khí trong nhà nóng bức hơn bởi lượng nhiệt mà các thiết bị điện tỏa ra. Hãy tránh sử dụng nhiều thiết bị điện 1 lúc, thay vào đó nên lên lịch nấu bếp, dùng quạt điện, đèn điện, điều hòa, máy móc,… trong nhà hợp lý.
Đặc biệt, các bóng đèn sợi đốt cũng tỏa ra một lượng nhiệt khá lớn, do đó hãy thay thế những bóng đèn sợi đốt này bằng đèn huỳnh quang compact nếu có thể.

6. Bật quạt thông gió trong nhà
Nhiều gia đình hiện nay thường lắp đặt các thiết bị quạt thông gió trong nhà giúp lưu thông không khí nhanh chóng hơn, giữ cho nhà luôn thoáng đãng. Vào những ngày nắng nóng, việc bật quạt thông gió trong bếp hay nhà tắm rất cần thiết vì nó giúp đẩy luồng không khí nóng do nấu ăn hoặc sau khi bạn tắm ra ngoài ngôi nhà của bạn.

7. Trồng nhiều cây xanh
Ngoài cách chống nóng cho tường bằng các nguyên vật liệu chuyên dụng, thì trồng các cây dây leo bám xung quanh nhà cũng là một cách giúp chống nóng hiệu quả cho căn nhà. Bạn có thể trồng dây leo xanh bám sát, hay gần tường, hoặc treo các chậu hoa để giảm nóng, có bất cứ khoảng trống nào thì đừng đổ bê tông mà nên trồng cây hoặc để cỏ mọc sẽ giảm tích lũy nóng và độ nóng hắt vào nhà.

Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ không thể trồng được nhiều cây dây leo có thể mang cây xanh vào nhà bằng việc treo các chậu hoa ở hành lang, trên lan can kính, đặt thêm những chậu cây xanh trong nhà, ngăn bụi và lọc không khí, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

8. Sử dụng quạt, điều hòa hợp lý
Bạn nên điều chỉnh cánh quạt sao cho gờ trước của cánh quạt cao hơn nhằm tạo gió và lưu thông không khí tốt hơn. Thay vì cho quạt dừng một chỗ nên điều chỉnh quạt quay đều các phía để tạo không khí thoáng đãng cho cả phòng.

Bạn cũng không nên lạm dụng điều hòa hay quạt điện quá mức. Khi sử dụng điều hòa mà nhiệt độ phòng đã dịu hơn, nên tăng nhiệt độ ở mức 25-26 độ C, vừa khiến phòng thoáng mát vừa đủ, lại tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.

9. Lựa chọn màu sắc và vật liệu nội thất hợp lý
Thay vì những màu trầm tối, bạn nên lựa chọn màu sơn và nội thất sáng, tông lạnh.
Với những không gian có nắng gắt chiếu vào thì có thể chọn màu tường nhà như sau: bớt màu ấm mà thêm màu lạnh như xanh ngọc, kem cốm, trắng xanh để tăng tính thư giãn cũng như giảm hấp thụ nhiệt và nhanh giải nhiệt. Còn với vật liệu nội thất, nếu có thể bạn nên lựa chọn, sử dụng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như gỗ, đá hoa cương,…

Bí quyết giảm nóng, bức xạ tốt nhất, đơn giản, hiệu quả khi nhà quá nóng nhưng ít người biết đến là treo ở cửa ra vào, cửa sổ những tấm vải to hoặc mành cửa nhúng nước để ngăn hơi nóng từ ngoài vào nhà. Cách làm này có thể tuy hơi vất vả nhưng lại khá hữu hiệu khi bạn muốn chống nóng cho nhà mình.

Liên hệ vật liệu cách nhiệt Nanofilm - 093.111.9529