Một số khó khăn để tiến hành cách mạng sản xuất 4.0

  -  
Báo chí phương tiện truyền thông đã đề cập nhiều đến khái niệm cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay ngắn gọn là Industry 4.0. Nhiều cuộc điều tra cho thấy một khoản tiền lớn gần đây được đầu tư trực tiếp vào phát triển các hệ thống sản xuất thông minh cho phép phản hồi theo thời gian thực để thay đổi nhu cầu khách hàng, hỗ trợ chuỗi cung ứng và bản thân hoạt động sản xuất tại nhà máy. Sản xuất thông minh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định bộ mặt của cách mạng công nghiệp 4.0.
1. Số hóa sản xuất - câu chuyện không đơn giản ?
Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa vào sự liên kết giữa môi trường vật lý (thiết bị sản xuất tại hiện trường) và môi trường số (dữ liệu ) thông qua công nghệ IoT (Internet of things). Ngoài ra, số hóa sản xuất còn tăng cường sử dụng điện toán đám mây, phân tích dữ liệu. Những công nghệ này không mới. Chúng đều đã ra đời, phát triển một khoảng thời gian. Tuy nhiên, ự tích hợp các công nghệ này với hệ thống hệ thống sản xuất hứa hẹn tạo ra một cuộc cách mạng thực sự, đem lại vô số lợi ích cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Vấn đề đặt ra với hệ thống mới trước hết là chi phí. Những nhà máy quy mô lớn, sử dụng công nghệ cũ, chưa có khả năng ứng dụng các thiết bị IoT sẽ cần phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định để các thiết bị có thể giao tiếp với nhau. Việc thay thế chuyển đổi thiết bị cũng ít nhiều ảnh hưởng tới tiến độ và theo quen sản xuất trong giai đoạn đầu thực hiện. 
Vấn đề thứ hai vốn rất phổ biến trong các hệ thống máy tính đó là tính bảo mật. Sự tích hợp hệ thống sản xuất với công nghệ thông tin đặt ra nguy cơ cao bị tấn công, trải dài từ đánh cắp thông tin cho tới làm tê liệt hệ thống. Hậu quả không chỉ là ảnh hưởng về kinh tế và năng suất, mà còn là uy tín của các nhà máy với khách hàng và đối tác.

2. Giải pháp nào cho khó khăn trên ?
[​IMG] 

Vấn đề chi phí chuyển đổi từng được đặt ra khi người Anh chuyển đổi các động cơ hơi nước thành động cơ điện. Khi đó, họ chọn phương pháp thay thế đồng loạt, và cần phải có nguồn vốn lớn để bù đắp. 
Ngày nay, chúng ta không nên áp dụng cách làm trên mà bằng phương pháp chuyển đổi lần lượt. Mặc dù mất nhiều thời gian hơn, nhưng quá trình chuyển đổi theo giai đoạn cho phép tìm ra nhược điểm hệ thống sản xuất mới và khắc phục trước khi gây ra gián đoạn toàn bộ hoạt động sản xuất. Một đặc điểm nữa của chuyển đổi theo giai đoạn giúp con người thích ứng với hệ thống sản xuất mới. 
Vấn đề thứ hai là vấn đề bảo mật. Thực tế nếu chỉ phụ thuộc vào các biện pháp phần cứng phần mềm, nguy cơ mất an toàn thông tin vẫn rất lớn. Thống kê cho thấy nguyên nhân xảy ra các sự cố thông tin bắt nguồn từ con người trong hệ thống. Nếu tuân thủ quy trình bảo mật thông tin, các nguy cơ hoàn toàn có thể khắc phục đáng kể.

Thông tin liên hệ 
Trên bước đường đổi mới cải cách sản xuất, đơn vị có kinh nghiệm trong công nghiệp sản xuất đóng vai trò quan trọng. Bảo An là công ty có 12 năm hoạt động trong lĩnh vực vực tự động hóa. Chúng tôi không chỉ tư vấn các giải pháp về thiết bị mà còn phục vụ các nhu cầu phát triển, tích hợp phần mềm quản lý sản xuất như hệ thống thực thi sản xuất MES (Manufacturing Execution System), hệ thống cảnh báo sản xuất Andon, hệ thống năng lượng PMS.
Vui lòng liên hệ chúng tôi hôm nay để tìm hiểu giải pháp phù hợp nhất cho nhà máy của bạn.



-- 
Thanks and Best regards.

Hoàng Kim Giang 
Sales Engineer - 0936.944.496

---------------------------------
BẢO AN AUTOMATION
Khu dự án Vân Tra, An Đồng, An Dương, Hải Phòng
Email: kimgiang.baoan@gmail.com
Web: baoanjsc.com.vn
Tel:
 0225.3797.879 - Fax: 0225.3686.182
Email phản hồi chất lượng sản phẩm - dịch vụ: baoanjsc@gmail.com