Trợ từ là gì? Thán từ là gì?

  -  

Trợ từ là gì? Thán từ là gì?

Trợ từ, thán từ, tình thái từ là những từ quen thuộc được sử dụng rất nhiều trong văn cũng cũng như trong giao tiếp hằng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết định nghĩa chính xác trợ từ là gì? Thán từ là gì? Bạn hãy cùng mayruaxemini.vn đi tìm hiểu những kiến thức thú vị về trợ từ, thán từ, tình thái từ nhé!

1. Trợ từ là gì? Ví dụ 
Trợ từ là một loại từ chúng ta đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Trợ từ là chỉ các từ thường đi kèm với từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh hoặc biểu lộ thái độ, đánh giá, nhận xét sự vật, hiện tượng được nhắc đến trong quá trình nói, viết. Trợ từ thường đứng đầu câu hoặc có thể đứng ở vị trí giữa câu. 

Một số trợ từ thông dụng chúng ta thường sử dụng hàng ngày như: những, nhưng, ngay, chính, đích, cái, thì, là, mà,… Ví dụ cụ thể đưa vào ngữ cảnh để các bạn nắm rõ hơn:

Ví dụ 1: Chính Trang là người chiến thắng cuộc thi “Rung Chuông Vàng”

Trợ từ “chính” để nhấn mạnh người chiến thắng cuộc thi là Trang.

Ví dụ 2: Huệ đã dọn vệ sinh nhưng chưa dọn kỹ

Trợ từ “nhưng” trong câu được sử dụng để đánh giá việc Huệ dọn vệ sinh không ký.

Ví dụ 3: Hôm nay, Huy ăn những 3 bát cơm

Trợ từ “những” được sử dụng để nhấn mạnh việc Huy ăn nhiều hơn so với bình thường.


1.2. Thán từ là gì? Ví dụ
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng , tình cảm của người nói hoặc được dùng để gọi đáp. Thán từ sẽ thể hiện được tâm trạng, cảm xúc vui, buồn, lo lắng, hoảng hốt,…. của người nói.

Thán từ có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong câu. Tuy nhiên, thông thường nó xuất hiện nhiều nhất ở đâu câu và sau nó thường có dấu chấm than. Thậm chí, thán từ có thể tách ra làm một câu riêng biệt nhằm bổ  nghĩa cho câu đứng phía sau nó. 

Thán từ là một loại từ được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta sử dụng nhưng không hề biết nó là thán từ. Một số thán từ thường gặp là: vâng, vâng ạ, dạ, than ôi, ôi, a, á, trời ơi , ô hay, ừ, ơi,… Ví dụ cụ thể khi sử dụng trong câu:

Ví dụ 1: Một câu thơ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ: “Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu”.

Thán từ “than ôi” có vị trí ngay đầu câu được tách thành một câu cảm thán riêng, theo sau có dấu chấm than để bộc lộ cảm xúc chán nản, tiếc nuối về thời huy hoàng.

Ví dụ 2: Ô hay, sao mày vẫn chưa đi làm?

Thán từ “ô hay” dùng để biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên của người nói.

Ví dụ 3: Vâng ạ, con sẽ đi học bài ngay

Thán từ vâng ạ dùng để đáp lại, trả lời ai đó.

Nguồn bài viết: https://mayruaxemini.vn/tro-tu-la-gi-than-tu-la-gi/