Bệnh lậu ở miệng: Nguyên nhân - Dấu hiệu - Phương pháp điều trị

  -  
Bệnh lậu ở miệng là căn bệnh do song cầu khuẩn có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae gây nên, vị trí mầm bệnh xảy ra tại vùng miệng, lưỡi, vòm họng.


benh-lau-o-mieng-nguyen-nhan-dau-hieu-va-phuong-phap-dieu-tri4.jpg



Lậu ở miệng được xếp vào nhóm bệnh xã hội có mức độ lây lan ra cộng đồng với tốc độ nhanh chóng, đặc biệt là ở độ tuổi từ 15- 24 tuổi và đối tượng dễ lây nhiễm là những người quan hệ đồng tính.



DẤU HIỆU BỆNH LẬU Ở MIỆNG

Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của bệnh lậu ở miệng:
- Họng và vùng khoang miệng người bệnh có cảm giác đau và sưng đỏ.

- Khi quan sát dưới mắt thường sẽ thấy ở trên lưỡi, vòm khoang miệng, khoang miệng mọc những nốt mụn trắng li ti sau đó một thời gian nốt mụn trắng này lan rộng ra thành từng mảng trắng.


benh-lau-o-mieng-nguyen-nhan-dau-hieu-va-phuong-phap-dieu-tri5.jpg



- Bị sưng hạch bạch huyết ở cổ họng, amidan ngứa rát có dấu hiệu bị mưng mủ, ho kéo dài.

- Cảm thấy đau và khó chịu khi nuốt thức ăn và uống đồ uống, ngay cả nuốt nước bọt cũng cảm thấy đau.

- Miệng có mùi hôi nặng bởi vì miệng xuất hiện mủ và những vết loét do vi khuẩn gây nên.

- Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng.






- Ngoài ra người bệnh còn có thể xuất hiện tình trạng viêm niêm mạc miệng, lở loét ở miệng.



NGUYÊN NHÂN LÂY NHIỄM BỆNH LẬU Ở MIỆNG
Bệnh xuất phát từ việc người lành có quan hệ tình dục không an toàn bằng miệng với bệnh nhân mắc lậu. Nó khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khu vực miệng, hầu, họng và phát triển mạnh mẽ tại đây.

Tuy nhiên, cũng có những người chỉ ôm hôn người bị lậu nhưng cũng nhiễm song khuẩn cầu lậu. Lý do là vì bên trong khoang miệng của người lành lẫn người bệnh đều có những vết xước rỉ dịch tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập từ đây.


benh-lau-o-mieng-nguyen-nhan-dau-hieu-va-phuong-phap-dieu-tri1.jpg



ĐIỀU TRỊ BỆNH LẬU Ở MIỆNG

1. Điều trị bằng thuốc kháng sinh

Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bạn cần uống để ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn lậu. Người bệnh cần sử dụng đúng và đủ liều lượng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc ngoài chỉ định. Điều này sẽ khiến cho vi khuẩn không bị tiêu diệt triệt để, xuất hiện tình trạng kháng thuốc khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.


2. Điều trị bệnh lậu ở miệng bằng phương pháp DHA
Đối với trường hợp lậu ở miệng mức độ nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bằng kỹ thuật DHA. Đây là một cách chữa bệnh lậu ở miệng an toàn, hiệu quả nhưng cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa có trình độ, kinh nghiệm cao.


benh-lau-o-mieng-nguyen-nhan-dau-hieu-va-phuong-phap-dieu-tri2.jpg




PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH LẬU Ở MIỆNG
Để phòng ngừa bệnh lậu ở miệng, bạn cần lưu ý một số vấn

– Quan hệ tình dục tránh quan hệ bằng miệng khi ở miệng có những vết thương hở, hay khi bộ phận sinh dục của bạn tình có vết thương hở hay có biểu hiện lạ.

– Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ.

– Rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, điều đó sẽ góp phần ngăn chặn được khả năng tấn công của các vi khuẩn gây bệnh.

– Tránh sử dụng chung bàn chải đánh răng với người khác.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MIỀN TRUNG

  1. phòng khám nam khoa miền trung

    Thời gian làm việc 8h00 - 22h00
  2. phòng khám nam khoa miền trung

    Hotline bác sĩ tư vấn
    0236 36 11111
  3. phòng khám nam khoa miền trung

    280-282 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
    https://dakhoamientrung.vn/benh-lau...a-phuong-phap-dieu-tri-da-nang-quang-nam.html