Những dấu hiệu mang thai 2 tuần đầu chị em cần biết

  -  

Mang thai là một trong những cột mốc đánh dấu các giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của người phụ nữ. Vào giai đoạn này, người phụ nữ không chỉ có những thay đổi cả về mặt tâm lý mà chắc chắn còn có những biến đổi về mặt sinh lý ngay trên chính cơ thể của mình.

Dưới đây là những dấu hiệu mang thai 2 tuần dễ nhận biết nhất:

1. Ngực căng tức và nhạy cảm:

Hormone HCG gia tăng trong giai đoạn thai kỳ làm tăng lượng máu chảy đến vùng ngực dẫn đến cảm giác như bị kim châm hoặc ngứa quanh ngực, đặc biệt là ngứa ở nhũ hoa.

Bạn cũng sẽ cảm thấy vùng ngực trở nên căng tức và nhạy cảm hơn trong khoảng 1 tuần sau khi thụ thai. Áo lót sẽ cọ xát vào vùng ngực nhiều hơn bình thường khiến cơ thể cảm thấy không thoải mái. Tình trạng đau tức này sẽ xảy ra càng thường xuyên hơn khi thai kỳ của bước vào ngưỡng 3-4 tuần.

2. Âm đạo thay đổi về màu sắc:

Một trong các dấu hiệu mang thai 2 tuần khác có thể nhận biết thông qua sự thay đổi rõ rệt trên cơ thể đó là sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo. Thông thường, âm hộ và âm đạo sẽ có màu hồng, nhưng khi bước vào thai kỳ sẽ chuyển thành màu tối như đỏ tím. Bạn có thể dùng gương nhỏ để kiểm tra xem nếu cảm thấy mình có thể đã mang thai.

Sự thay đổi này xuất phát từ sự gia tăng lượng máu cung cấp đến các mô xung quanh âm đạo, thường được gọi là dấu hiệu Chadwick.

3. Tiết dịch ở âm đạo:

Sự xuất hiện của dịch tiết âm đạo cũng có khả năng là một dấu hiệu mang thai sớm ở thai phụ. Tiết dịch khi có thai thường là dấu hiệu vô hại và tương tự như dịch tiết sinh lý bình thường. Ngoài ra, dịch tiết âm đạo có thể sẽ nhiều hơn trong suốt giai đoạn mang thai. Do đó, không nên vệ sinh vùng kín quá mức vì điều này có thể khiến da bị kích ứng và làm mất cân bằng độ pH, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chẩn bệnh qua dịch tiết âm đạo, ví dụ như tình trạng nhiễm nấm âm đạo khi mang thai. Mặc dù tình trạng này không có hại cho thai nhưng bạn vẫn cần điều trị cẩn thận để tránh những ảnh hưởng nguy hiểm hơn. Ngoài ra, nếu âm đạo tiết dịch có màu sắc hoặc mùi khác lạ thì hãy đến bác sĩ kiểm tra ngay.

4. Xuất hiện máu báo thai

Đối với một số phụ nữ khi mang thai nhất là những người mang thai lần đầu, máu báo thai thường dễ bị nhầm lẫn với máu chu kỳ kinh nguyệt. Trên thực tế, máu báo thai sẽ có màu nhạt hơn hẳn máu trong chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu cũng sẽ ít hơn rất nhiều, có thể chỉ lấm tấm vài giọt.

Hiện tượng này có thể xuất hiện khoảng 6 – 12 ngày sau khi thụ thai và cũng thường gặp phải khi bạn mang thai đến tuần 6 hoặc tuần 7 của thai kỳ.

5. Cảm giác buồn nôn, chán ăn:

Thông thường, ốm nghén sẽ diễn ra nhiều hơn khi thai nhi bước vào gia đoạn 6 tuần tuổi. Điều này khiến bạn cảm thấy buồn nôn và mất cảm giác ngon miệng, khẩu vị có thể thay đổi so với trước. Bạn sẽ có nhu cầu sử dụng các loại thức ăn khác nhau để xoa dịu biểu hiện mang thai này hơn là để thỏa cơn thèm ăn.

Có thể bạn sẽ khó để phân biệt buồn nôn với chứng nghén nặng khi mang thai. Do đó bạn cần chú ý và theo dõi đến các biểu hiện khác thường của cơ thể để có biện pháp giúp cải thiện tình trạng này.

6. Trở nên nhạy cảm với mùi:

Trong thời gian đầu của thai kỳ, khẩu vị của bạn co thể sẽ có thay đổi hoặc cảm nhận trong miệng có mùi vị khác biệt, ví dụ như mùi kim loại. Điều này sẽ khiến bạn trở nên nhạy cảm hơn với mùi vị của thức ăn hoặc trong quá trình nấu nướng, cả những mùi vị quen thuộc của trước kia ví dụ như món chiên rán, món cá,...

Hormone progesterone có thể khiến bạn cảm thấy mau đói hơn, nhưng mức progesterone gia tăng lại xuất hiện trong cả khi bạn có thai hoặc trước kỳ kinh, do đó thèm ăn không có nghĩa là bạn sẽ có thai.

Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/dau-hieu-mang-thai-2-tuan.html

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu