Hội chứng đau cơ xơ hóa

  -  
Hội chứng đau cơ xơ hóa thường gây nhiều đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân, khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến các hoạt động trong đời sống thường ngày. Bệnh có thể xảy ra tại nhiều vị trí cơ trên cơ thể, vì thế khi phát hiện các cơn đau cơ bất thường, người bệnh nên đến ngay Phòng khám cơ xương khớp PCC để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

HỘI CHỨNG ĐAU CƠ XƠ HÓA LÀ GÌ?
Hội chứng đau cơ xơ hóa (thường được gọi là đau cơ xơ hóa) là cơn đau mạn tính xảy ra chủ yếu ở một số vị trí cơ, gân, dây chằng và các tổ chức phần mềm trên cơ thể. Tình trạng này được đặc trưng bởi dấu hiệu đau cơ xương lan tỏa. Đây không phải là một dạng viêm khớp vì nó không gây tổn hại cho khớp hay mô mềm.

Nói cách khác, đau cơ xơ hóa còn có thể hiểu là sự rối loạn trong quá trình xử lý tín hiệu đau nhức tại não bộ. Trên thực tế, cho đến nay nhiều chuyên gia vẫn chưa thể tìm được nguyên nhân thực sự gây ra hội chứng đau cơ xơ hóa, họ chỉ có thể xác định thông qua các ca bệnh thực tế nhưng chỉ ở mức độ tương đối.

Đau cơ xơ hóa gây đau nhức rất khó chịu, khiến cơ căng cứng và mệt mỏi, tác động nặng nề đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh, ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý và giấc ngủ. Bệnh thường phát sinh kèm theo một số triệu chứng như đau đầu, tâm trạng lo lắng, căng cơ, đôi khi còn bị trầm cảm, stress, hay khó chịu vô cớ,…

AI DỄ MẮC HỘI CHỨNG ĐAU CƠ XƠ HÓA?

Hội chứng đau cơ xơ hóa có thể gặp trên nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên một số nhóm khách hàng sau thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trường hợp còn lại:

Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, tập trung chủ yếu trong khoảng từ 50 – 60 tuổi.

Nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới (chiếm khoảng 3 – 5% trong độ tuổi từ 20 – 50)

Thông thường tỷ lệ ảnh hưởng của bệnh ở nữ giới cao gấp 9 lần so với nam giới.

Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Các đối tượng từng phẫu thuật thẩm mỹ, phụ nữ bị viêm nội mạc tử cung, viêm gan C, bệnh Lyme,…

Nếu đang mắc bệnh thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, lupus,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh khá cao.

Nếu gia đình có tiền sử bị đau cơ xơ hóa thì nguy cơ mắc bệnh của các thế hệ sau cao hơn người bình thường.

Bệnh có thể xảy ra trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau.

Ngoài ra, những yếu tố như thời tiết lạnh, cơ, gân, dây chằng hay bộ phần phần mềm nhiễm khuẩn, mắc tình trạng dị ứng, đang trong giai đoạn bị stress, trầm cảm… sẽ khiến bệnh tiến triển thêm nặng hơn và có nguy cơ gây đau rộng hơn trên nhiều vị trí khác nhau.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐAU CƠ XƠ HÓA

Mặc dù chưa có biện pháp để chẩn đoán và xác định chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng đau cơ xơ hóa do sự phức tạp của bệnh lý, thế nhưng dựa vào tình trạng thực tế, các bác sĩ có thể đưa ra một số tác nhân có liên quan chặt chẽ đến bệnh lý như:

Yếu tố di truyền: Hội chứng đau cơ xơ hóa có nhiều mối liên quan đến một số vị trí trong hệ gen, do đó bệnh có thể di truyền cho những người thân trong gia đình.

Rối loạn giấc ngủ: Đây cũng là nguyên nhân có thể gây bệnh, bởi một số nghiên cứu điện não đồ cho thấy người bị đau cơ xơ hóa thường xảy ra tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc.

Giảm hormone tăng trưởng: Hàm lượng hormone tăng trưởng nếu bị giảm sút do stress hay các bất thường trong cơ thể có thể gây ra tình trạng mất ngủ, đau cơ xơ hóa lan tỏa và kéo dài.

Ngoài ra, hội chứng đau cơ xơ hóa còn có thể khởi phát và phát triển mạnh hơn nếu người bệnh chăm sóc sức khỏe không tốt, có lối sống thiếu lành mạnh do một số nguyên nhân sau:

Bị nhiễm virus hoặc gặp bất thường về hệ miễn dịch (bệnh lý tự miễn…).
Bị lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp.
Tổn thương xương khớp hoặc các chấn thương thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Tâm lí có dấu hiệu rối loạn, căng thẳng, lo lắng hoặc mắc chứng trầm cảm.
Lạm dụng một số chất gây nghiện cũng có thể gây đau cơ xơ hóa.

TRIỆU CHỨNG CỦA CHỨNG ĐAU CƠ XƠ HÓA

Hội chứng đau cơ xơ hóa thường có nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau với một số biểu hiện xảy ra nhiều lần trong cùng 1 ngày, đặc biệt là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Trên thực tế, ngoài cảm giác đau nhức ở nhiều nơi trên cơ thể, bệnh còn có các triệu chứng như sau:
Đau lan tỏa cả 2 bên của cơ thể, trên và dưới vùng thắt lưng, cơn đau có thể kéo dài hơn 3 tháng.
Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, uể oải, đứng ngồi không yên, ngủ không ngon giấc nên hay mất ngủ.
Tâm lý người bệnh thường hay lo lắng, gây ra tình trạng stress, trầm cảm, không muốn nói chuyện với ai.
Xảy ra tình trạng căng cơ, cứng khớp khi đi đứng, ngồi hoặc nằm sai tư thế.
Khả năng ghi nhớ giảm sút đáng kể, người bệnh không thể tập trung làm việc hay suy nghĩ.
Có cảm giác đau quặn vùng bụng dưới, đau đầu, đầy hơi và hay ợ nóng.
Thông thường, các vị trí hay xảy ra tình trạng đau cơ cơ hóa là khớp vai, khuỷu tay, đầu gối, xương ức, phần gáy và hông, biểu hiện rõ rất là khi ấn vào sẽ có cảm giác đau nhói, rất khó chịu. Đôi khi không cần chạm hay ấn cũng có thể khởi phát đau nhức.

CÁCH ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ĐAU CƠ XƠ HÓA

Hội chứng đau cơ xơ hóa có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, vì thế để biết nên điều trị đau cơ xơ hóa bằng cách nào tốt nhất, bác sĩ phải xác định được vị trí đau nhức, nguyên nhân gây đau, mức độ đau và một số vấn đề liên quan khác. Thông thường, bệnh có thể chữa trị bằng một số biện pháp sau:

Liệu pháp vận động: Yoga và thiền là một trong những biện pháp đã được chứng minh có thể khiến cơ thể thư giãn, tâm trạng thoải mái và hỗ trợ chữa trị nhiều chứng bệnh mạn tính, bệnh tâm lý hiệu quả. Trong đó, thái cực quyền là liệu pháp vận động rất tốt, kết hợp thiền với việc điều chỉnh nhịp thở.

Vật lý trị liệu: Đây là biện pháp được nhiều chuyên gia đánh giá rất cao về hiệu quả, không chỉ hỗ trợ giảm đau, kích thích cơ thể tự phục hồi tổn thương mà còn giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, điều trị nhiều chứng bệnh cấp và mãn tính khác nhau.

Châm cứu hay bấm huyệt đều là các biện pháp có khả năng giảm đau hiệu quả.
Massage cơ xương khớp: Đây là biện pháp có thể giúp giảm đau cơ một cách tự nhiên, khiến các bộ phận phần mềm được thư giãn, cải thiện quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể. 

Châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt: Các biện pháp này mặc dù chưa có nghiên cứu hay công bố chính thức nào về hiệu quả, thế nhưng thông qua tình hình thực tế khi áp dụng, đã có rất nhiều trường hợp giảm đau rõ rệt. 

https://dau-khuyu-tay.blogspot.c ... -dau-co-xo-hoa.html
https://dich-khop-khuy-tay.blogs ... got-chan-la-gi.html