Hướng dẫn cách điều hòa kinh nguyệt tuổi dậy thì an toàn hiệu quả

  -  
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì thường không nguy hiểm và có thể cải thiện bằng những cách điều hòa kinh nguyệt tuổi dậy thì đơn giản, thực hiện tại nhà. Cùng tìm hiểu ngay những bí quyết này nhé.

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Rối loạn kinh nguyệt được coi là những biểu hiện bất thường của các kỳ kinh nguyệt. Được thể hiện ở các yếu tố như: kỳ kinh nguyệt không đều, số ngày hành kinh dài hơn hoặc ngắn hơn thông thường, lượng máu của kỳ hành kinh bất thường, cơ thể có những biểu hiện lạ mỗi lần đến kỳ,...

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài khoảng 28 – 32 ngày, tính từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ trước đến ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Một số người chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài khoảng 25 – 35 ngày vẫn được coi là trong mức bình thường Thời gian hành kinh thường kéo dài khoảng 3 – 5 ngày và mất khoảng 50 – 80ml máu. Rối loạn kinh nguyệt xảy ra khi chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 25 ngày và dài hơn 35 ngày hoặc lượng máu kinh ít hơn 30ml (thiểu kinh) hay nhiều hơn 80ml (cường kinh). Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở trẻ dậy thì gồm có:
  • Rối loạn nội tiết tố: Hormone progesterone và estrogen có ảnh hưởng quyết định đến chu kỳ kinh nguyệt và khả năng mang thai của phụ nữ. Trong những chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên nồng độ 2 hormone này được gia tăng không ngừng và gây ảnh hưởng đến thời gian hành kinh và lượng máu kinh được đào thải.
  • Lối sống không khoa học: Thức khuya, lười vận động, thường xuyên ăn thức ăn nhanh, bỏ bữa sáng, sử dụng điện thoại, máy tính quá lâu,… là những tác nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Tâm trạng thất thường: Sự thay đổi của tuyến nội tiết tác động đến tâm trạng của trẻ kết hợp với áp lực trong cuộc sống hàng ngày khiến trẻ bị căng thẳng, stress và rối loạn kinh nguyệt.
  • Bệnh phụ khoa: Mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn có trẻ dậy thì bị viêm âm đạo, u buồng trứng, u xơ tử cung,… gây rối loạn kinh nguyệt
  • Nạo phá thai: Quan hệ tình dục sớm, tình dục không an toàn khiến trẻ mang thai và nạo phá thai tại những cơ sở không có uy tín. Hành động này có thể gây ra hậu quả xấu cho sức khỏe sinh sản, trong đó có rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì.

Hướng dẫn cách điều hòa kinh nguyệt tuổi dậy thì an toàn hiệu quả

Khi mới bước vào tuổi dậy thì và bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt, các bé gái cần chú ý hơn trong việc chăm sóc cơ thể, đặc biệt là vùng kín. Những lời khuyên sau đây có thể giúp điều hòa kinh nguyệt ở tuổi dậy thì:

Chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh

Thực đơn hàng ngày của trẻ dậy thì cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản là đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ. Đồng thời các bé cũng nên thường xuyên ăn rau xanh, trái cây tươi, và các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, gan động vật, hải sản, bông cải xanh,… để tăng cường bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ dậy thì.

Trẻ dậy thì cũng cần hạn chế ăn thức ăn nhanh, các món có nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt, tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, thuốc lá,… Đây là những thực phẩm nghèo dinh dưỡng nhưng lại có chứa những thành phần có hại cho sức khỏe và tác động xấu đến chu kỳ kinh nguyệt.

>>Xem thêm: viên sắt cho tuổi dậy thì giúp ngừa thiếu máu thiếu sắt ở bé gái

Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh

Các thói quen xấu như thức khuya, lười vận động, ăn ngủ không đúng giờ giấc, sử dụng điện thoại, xem TV quá nhiều,… đều có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra quan hệ tình dục sớm, tình dục không an toàn cũng dẫn tới tình trạng nạo phá thai, mắc bệnh lây qua đường sinh dục cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, thậm chí còn có thể dẫn tới vô sinh.

Trẻ dậy thì cần được ngủ trước 23h và thời gian ngủ mỗi ngày ít nhất là 7 – 8h. Tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30p/ngày và hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính hoặc xem TV. Đồng thời trẻ cũng cần được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản, tình dục. Qua đó tình trạng quan hệ tình dục sớm, tình dục không an toàn, nạo phá thai sẽ được giảm đi và làm giảm tỉ lệ trẻ dậy thì bị rối loạn kinh nguyệt.

>>Xem thêm: loại canxi tốt cho tuổi dậy thì giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội

Chăm sóc vùng kín đúng cách

Để điều hòa kinh nguyệt tuổi dậy thì, chăm sóc vùng kín đúng cách là một yếu tố rất quan trọng. Mẹ nên hướng dẫn bé thay đồ lót và vệ sinh vùng kín bằng sản phẩm làm sạch vùng kín chuyên dụng ít nhất 2 lần/ngày. Chú ý không thụt rửa âm đạo tránh làm vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong và gây bệnh phụ khoa. Việc lựa chọn đồ lót cũng rất quan trọng, mẹ nên giúp bé chọn sản phẩm có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, vừa vặn để tạo sự thoải mái và an toàn khi mặc.

Những ngày đèn đỏ cũng cần thường xuyên thay băng vệ sinh (4 – 5h/lần), rửa sạch và lau khô bằng khăn sạch, mềm để tránh làm tổn thương vùng kín. Đồng thời loại bỏ vi khuẩn tích tụ để vùng kín không có mùi hôi và không bị nhiễm khuẩn.

Gặp bác sĩ khi cần thiết

Nếu trẻ dậy thì bị rối loạn kinh nguyệt kèm các triệu chứng bất thường như mệt mỏi kéo dài, mất máu nhiều, nôn mửa, ngất xỉu hoặc nghi ngờ bé mắc bệnh phụ khoa thì cần đưa đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Trẻ bị mất máu quá nhiều cũng sẽ được hướng dẫn cách bổ sung sắt cho trẻ dậy thì đầy đủ, khoa học để bù lại lượng máu đã mất đi. Qua đó duy trì và ổn định hoạt động của hệ miễn dịch cùng các hệ cơ quan của cơ thể, trẻ có điều kiện phát triển đầy đủ, khỏe mạnh.


Tình trạng rối loạn kinh nguyệt của trẻ dậy thì thường sẽ tự chấm dứt sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên khoảng 1 – 2 năm. Do đó, ba mẹ cũng không cần lo lắng quá hãy giúp con xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ. Qua đó có thể nhanh chóng, chủ động giúp trẻ điều hòa kinh nguyệt tuổi dậy thì, đảm bảo sức khỏe sinh sản và nâng cao sức khỏe tổng thể.