Mẹ làm gì khi tắc tia sữa có mủ?

  -  
Tắc tia sữa có mủ là tình trạng nguy hiểm xảy ra ở một số phụ nữ sau sinh. Đây là biểu hiện đáng ngại, có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được xử lý, điều trị kịp thời. Tham khảo 4 cách chữa tắc tia sữa không đau cho mẹ nên biết trong bài viết dưới đây.

Tắc tia sữa có mủ: Dấu hiệu và nguyên nhân

Tắc tia sữa có mủ là một cấp độ nặng của tắc tia sữa. Khi mẹ bị tắc tia sữa 1 tuần mà không điều trị triệt để thì sẽ chuyển sang tắc sữa. Có nghĩa là sữa chảy ra sẽ có thể đính kèm mủ. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng này có thể liệt kê như:
  • Biểu hiện đầu tiên mẹ dễ thấy đó là xuất hiện thêm nhiều nốt mủ trắng li ti trên đầu vú hoặc có mủ chảy ra từ đầu vú.
  • Bầu ngực của mẹ đau nhức, căng cứng, núm vú sưng tấy đi kèm đau rát. 
  • Trường hợp bị tắc tia sữa kéo dài mẹ còn thấy dấu hiệu sốt dai dẳng, thân nhiệt lên tới 38 độ C. Đồng thời, cơ thể mẹ cũng sẽ cảm thấy ớn lạnh và đôi khi co giật.
Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa có mủ được kể đến như:
  • Tắc sữa kéo dài, không điều trị dứt điểm: mẹ chủ quan hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian không thấy tác dụng khi để kéo dài 1 tuần dễ bị chuyển sang tắc tia sữa có mủ. 
  • Chấn thương núm vú: thường gặp ở trường hợp mẹ cho con bú sai cách (sai tư thế, sai chiều,…) khiến sữa tiết ra không đúng hướng, bé không thấy sữa chảy vào miệng sẽ cắn dẫn đến mẹ bị tổn thương.
  • Nhiễm trùng núm vú: mẹ không vệ sinh núm vú trước và sau khi cho con bú, sữa đọng lại ở núm vú tiếp xúc với không khí dễ dẫn đến ôi thiu, nhiễm khuẩn.
  • Mẹ bị tiểu đường có nguy cơ tắc tia sữa và có mủ cao hơn: theo nghiên cứu, mẹ bị tiểu đường dễ bị tắc nghẽn có mủ cao hơn, đây cũng có thể coi là biến chứng bệnh tiểu đường cho con bú. 
>>Xem thêm: thuốc DHA sau sinh giúp bổ sung DHA cho bé bú thông minh

Mẹ làm gì khi tắc tia sữa có mủ?

Tắc tia sữa không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa nuôi lớn bé yêu. Tắc lâu ngày có thể dẫn đến ít sữa, mất sữa… Vì thế sản phụ cần tìm ngay cách chữa tắc tia sữa để giải quyết vấn đề này.
Dưới đây là 4 cách chữa tắc tia sữa đơn giản tại nhà nhưng lại đem đến hiệu quả đáng kinh ngạc:
Ăn uống, nghỉ ngơi khoa học 

Cách chữa tắc tia sữa có mủ mẹ nên nghĩ đến đầu tiên là chú ý nghỉ ngơi khoa học bởi căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa. Cụ thể, mẹ nên làm những điều sau:
  • Uống nhiều nước ấm (đảm bảo khoảng 2,5-3 lít nước/ngày).
  • Cố gắng ngủ đủ giấc (7-10 tiếng/ngày), tranh thủ con ngủ mẹ cũng ngủ và không đọc truyện hay xem phim có yếu tố gây xúc động mạnh khi ngủ.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá mức, mẹ có thể luyện tập thể dục hay tập các bài yoga ở tư thế phù hợp giúp nâng cao sức khỏe và tâm trạng thư giãn hơn.
  • Mặc quần áo rộng rãi, áo ngực được làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi, nếu khó chịu quá mẹ có thể cởi bỏ áo ngực một vài ngày.
  • Bên cạnh đó, mẹ cũng cần ăn uống đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính như chất béo, chất đạm, chất đường bột, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên duy trì sử dụng viên sắt và canxi giúp cung cấp đủ vi chất thiết yếu cho cơ thể, nâng cao chất lượng sữa mẹ và tích cực ăn các loại rau lợi sữa như rau dền, rau chân vịt, bông cải xanh, đậu cô ve,…
>>Xem thêm: thuốc canxi cho mẹ sau sinh cho con bú giúp giảm đau nhức tê bì chân tay
Massage, chườm ấm- cách chữa tắc tia sữa có mủ cho mẹ
Vệ sinh sạch sẽ bầu ngực, mẹ có thể massage nhẹ nhàng, dùng 5 ngón tay hoặc lòng bàn tay xoa bóp từ nơi tắc hướng về phía núm vú.
Ngoài ra, mẹ cũng nên tham khảo cách chữa tắc tia sữa có mủ đơn giản, giúp thông tia sữa là chườm ấm. Mẹ dùng khăn nhúng nước ấm hoặc cho nước nóng vào bình, rồi quấn khăn mỏng xung quanh sau đó chườm lên vùng sữa bị tắc. Hơi ấm sẽ giúp sữa nhanh chóng được hòa tan, tia sữa cũng nhanh chóng thông thoáng.

Vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa cải thiện tắc tia sữa
Ở trường hợp dư thừa sữa, mẹ nên vắt sữa bằng tay hoặc sử dụng máy hút sữa để đưa toàn bộ lượng sữa ở bầu ngực ra ngoài. Khi sử dụng máy hút sữa, mẹ nên để ở chế độ massage 5 phút rồi chuyển sang chế độ hút 10 phút và lặp đi lặp lại như vậy kéo dài mỗi cữ hút khoảng 20-30 phút.

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu chữa tắc tia sữa có mủ
Ngoài những giải pháp thông thường, mẹ có thể thăm khám và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ cách chữa tắc tia sữa có mủ. Phương pháp vật lý trị liệu sử dụng tia hồng ngoại đang được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng cho sản phụ. Phương pháp này dùng tia hồng ngoại tác động tới khu vực sữa bị tắc, ứ đọng giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng bầu ngực sưng đau ở bầu ngực.
>>Xem thêm: uống sắt loại nào không bị táo bón giúp bổ sung sắt ngừa thiếu máu
Nếu bà mẹ bỉm sữa có được những kiến thức và cách cải thiện tình trạng tắc tia sữa có mủ trên đây sẽ giúp họ có thêm kinh nghiệm để hạn chế được tình trạng này sau khi sinh em bé. Chúc mẹ sớm ngày đẩy lùi tình trạng tắc tia sữa có mủ, giữ sức khỏe tốt và nuôi dạy con yêu lớn khôn khỏe mạnh!