Nên làm gì khi tai bị ngứa và đau?

  -  

Đau tai, ngứa tai là tình trạng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người bệnh nếu không điều trị kịp thời. Với tình trạng cơn đau nhẹ hay ngứa tai là do nhiều nguyên nhân khác nhau như: viêm tai ngoài, do ráy tai, ... Vì vậy, bạn nên làm gì khi tai bị ngứa và đau? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cụ thể hơn để bạn khắc phục điều trị kịp thời.

1. Tai bị đau và ngứa nên làm gì?

tai-bi-ngua-va-dau-thi-nen-lam-gi.jpg
Theo các chuyên gia chuyên khoa tai mũi họng cho biết, khi tai bị ngứa hoặc tiết dịch mà bạn sử dụng bông tăm ngoáy tai thì đây không phải là cách hay, vì ngoái không cẩn thận bạn có thể làm thủng màng nhĩ. Ngoài ra, bạn nên tránh dùng các vật sắc nhọn như chìa khóa, chân tóc, móng tay nhọn để ngoáy tai, vì điều này có thể làm ảnh hưởng và gây tổn thương đến màng nhĩ và ống tai của bạn.
Nếu thỉnh thoảng bạn bị ngứa ở trong tai thì đó là điều rất bình thường và bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu ngứa trong tai xảy ra thường xuyên trong một thời gian, bạn nên đi khám để biết được nguyên nhân. Bởi nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai giữa và các chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách giải quyết tốt nhất.
Một số mẹo phòng tránh và trị ngứa tai:

  • Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể tập trung làm một việc gì đó để quên cảm giác ngứa tai.
  • Khi đi bơi nên chọn những hồ bơi đạt chuẩn an toàn vệ sinh, ngoáy nhẹ bằng que bông để vệ sinh tai sau khi bơi. Cách an toàn hơn là dùng mũ nhựa có thể bịt cả đầu và tai hoặc sử dụng nút ống tai để tránh nước vào tai.
  • Không ngoáy tai quá sâu, không sử dụng các dụng cụ lấy ráy tai khi chưa được vô trùng.
  • Tránh để tai tiếp xúc với khói bụi, tiếng ồn hoặc sử dụng tai nghe quá nhiều.
  • Khi bị ngứa tai chỉ nên xoa bóp nhẹ vành tai, day day vào nắp tai, không nên vội ngoáy tai. Nếu ngứa không giảm có thể dùng một số thuốc nhỏ tai hoặc nước muối sinh lý nhỏ vào ống tai, sau 5 - 10 phút, nghiêng đầu về bên tai bệnh, day nhẹ vào nắp tai cho thuốc còn dư chảy ra, dùng tăm bông khô, sạch thấm nhẹ cho khô tai. Không được ngoáy tai, sau một tuần vẫn thấy ngứa thì nên đến chuyên gia chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để khám và điều trị kịp thời.
  • Nếu nước vô tình vào tai khi tắm, khi bơi gây cảm giác khó chịu, ù tai, ngứa tai thì nghiêng đầu về từng bên, day nhẹ vào nắp tai cho nước chảy ra, dùng tăm bông khô, vệ sinh sạch ống tai, nước sẽ được bông khô thấm hết chứ không nên lau chùi nhiều.

2. Địa chỉ khám chữa bệnh về tai uy tín

tai-bi-ngua-va-dau-thi-nen-lam-gi-1.jpg
Để được thăm khám và sử dụng dịch vụ y tế tốt nhất, dưới đây là những lưu ý trong việc lựa chọn một địa chỉ uy tín.

  • Đội ngũ y - chuyên gia giỏi: Hội tụ những Bác sĩ – Y tá có trình độ chuyên môn cao, thêm vào đó đã từng công tác tại những bệnh viện lớn bởi vậy có rất nhiều kinh nghiệm trong khám và điều trị tai mũi họng. Mỗi một chuyên gia đều có chuyên môn khác nhau, chẩn đoán và có hướng hỗ trợ điều trị hiệu quả theo mỗi trường hợp mắc bệnh.
  • Môi trường hiện đại,thoáng mát: Nhằm giảm áp lực trong quá trình hỗ trợ điều trị, tạo được không gian thoải mái, rộng rãi, không gian xanh cho người bệnh.
  • Thiết bị kỹ thuật hiện đại: Áp dụng những phương pháp - kỹ thuật mới, tiên tiến để phục vụ tốt, mang lại hiệu quả khám bệnh Tai – Mũi – Họng. Từ những thiết bị nội soi mềm, màn hình tivi nội soi rõ nét, máy đo thính lực… có thể hỗ trợ tốt cho việc chẩn đoán chính xác bệnh, đưa ra hướng hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp mọi người có thêm những kiến thức bổ ích trong việc lựa chọn được một địa chỉ chữa bệnh tai mũi họng uy tín. Để được trao đổi riêng cùng chuyên gia hoặc đặt hẹn khám trước, hãy liên hệ bệnh viện tai mũi họng Hoàn Cầu để được hỗ trợ tận tình.