Liệu nhà máy có thực sự quản trị thiết bị sản xuất ?

  -  
Nhà máy sản xuất bất kì mặt hàng nào đều cần sử dụng máy móc, thiết bị hỗ trợ. Những nhà máy mức độ tự động hóa thấp như nhà máy chế biến thủy hải sản, nhà máy dệt, tơ sợi, máy móc vẫn hỗ trợ con người ở một số công việc lặp lại, hay đòi hỏi sức khỏe lao động. Ở những nhà máy có mức độ tự động hóa cao hơn như lắp ráp linh kiện điện tử, sản xuất thép, máy móc càng chiếm vai trò quan trọng.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ về thiết bị máy móc của nhà máy mình. Vì thế vấn đề quản trị máy móc đôi khi chưa được quan tâm đúng mức

1, Quản trị máy móc cần thực hiện liên tục

Máy móc thường chỉ được chú ý khi kết thúc một ngày làm việc hoặc khi hỏng hóc. Người vận hành máy khó có thể dừng máy giữa chừng để đo một vài thông số. Ở những máy có giao diện HMI, người vận hành dễ dàng nắm bắt thông số máy lúc vận hành hơn. Vì có chương trình do chính nhà sản xuất máy móc viết để theo dõi thông tin.
Tuy nhiên quản trị thiết bị máy móc thường không liên tục. Nguyên nhân là do công việc hàng ngày luôn nhiều, không ai chú ý đến dấu hiệu bất thường như điện áp trồi sụt, hay tốc độ máy không ổn định.
Một yếu tố nữa cũng ít được chú ý đó là những sự thay đổi của máy móc qua mỗi lần sửa chữa thay thế. Việc đánh giá thường chỉ qua cảm tính, ít khi có thông số đầy đủ Quản trị thiết bị không đúng mức dẫn đến thiết bị sản xuất gặp những sự cố khiến việc sửa chữa gặp khó khăn. Qua mỗi lần sửa chữa, hiệu năng thiết bị không còn cao như lúc mới mua. Cuối cùng máy móc thường phải thay khi thời gian sử dụng chưa được như khuyến cáo nhà sản xuất.
Nguyên nhân thực sự là thiết bị có thể phải vận hành trong điều kiện không đạt tiêu chuẩn.Ví dụ, thiết bị chạy dưới mức điện áp quy định, lò hơi nhiệt độ duy trì ở mức cao hơn/thấp hơn mức thiết kế. Một ví dụ khác là các thiết bị khí nén không được duy trì ở mức áp suất nhất định. Tất cả những tình huống này đều làm cho tuổi thọ thiết bị giảm sút. Hậu quả của quản trị thiết bị một cách định tính là nguy cơ máy móc hỏng hóc, tệ hơn nữa là dây chuyền dừng hoạt động. 
scada vps_Fotor.png


2, Tính cấp thiết phải có một hệ thống theo dõi thiết bị tập trung
Như vậy có thể thấy việc không giám sát theo dõi thiết bị thường xuyên là nguyên nhân chính cho tuổi thọ thiết bị giảm. Các nhà máy do đó cần có phương pháp để quản trị thiết bị máy móc hiệu quả. Nhiều nhà máy sử dụng phương pháp lập kế hoạch, lưu trữ thông số và kết quả vận hành bằng giấy tờ. Tuy nhiên phương pháp này thích hợp khi số lượng thiết bị nhỏ, và không có nhiều biến số cần quan tâm.
Với những nhà máy có nhiều thiết bị, nhiều khu vực, nhiều chuyền, số lượng thiết bị là rất lớn. Nếu áp dụng phương pháp ghi chép thủ công sẽ không đem lại hiệu quả cao, thậm chí còn làm gia tăng gánh nặng chi phí. Cùng với sự xuất hiện của máy tính và internet, con người đã biết tận dụng sức mạnh thông tin để làm chủ dây chuyền sản xuất.
Bằng cách kết nối thiết bị với bộ PLC và truyền dữ liệu về máy tính, thiết bị thể hiện rõ các thông số vận hành. Khi có hỏng hóc cần sửa chữa, cán bộ kĩ thuật sẽ ghi lại các đầu mục công việc đã làm trên thiết bị. Những lần sửa chữa sau , người này biết chính xác thiết bị đã trải qua những sự cố gì và đã khắc phục như thế nào. Nhờ vậy họ tiến hành sửa chữa với đầy đủ thông tin.
Công ty Bảo An có giải pháp tích hợp hệ thống, giúp cho nhà máy quản trị thiết bị với đầy đủ thông tin. Từ đó, nhà quản lý có các biện pháp thích hợp để tăng năng suất máy móc cũng như kéo dài tuổi thọ thiết bị.
Vui lòng liên hệ chúng tôi để tìm hiểu thêm và nhận được tư vấn chi tiết nhất.

Thông tin liên hệ
Hoàng Kim Giang (Nam)
Sales Engineer - 0936.944.496
---------------------------------
BẢO AN AUTOMATION
Khu dự án Vân Tra, An Đồng, An Dương, Hải Phòng
Email: kimgiang.baoan@gmail.com
Web: baoanjsc.com.vn
Tel: 0225.3797.879 - Fax: 0225.3686.182
Email phản hồi chất lượng sản phẩm - dịch vụ: baoanjsc@gmail.com