Các kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả

  -  

Quản lý nhân sự là vị trí quan trọng cần có trong mọi công ty, doanh nghiệp. Vậy cụ thể quản lý nhân sự là gì? Các kỹ năng quản lý nhân sự cần thiết là gì? Những thông tin này sẽ cung cấp đến bạn ngay trong bài viết dưới đây.


I. Quản lý nhân sự là gì?


Quản lý nhân sự hay còn gọi là quản lý nguồn nhân lực cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp.


Việc quản lý nhân sự bắt nguồn từ việc dẫn dắt các hoạt động và mục tiêu làm việc. Nhà lãnh đạo hay người làm công việc quản lý nhân sự sẽ chịu trách nhiệm phát triển các quy trình và hỗ trợ nhằm giúp tổ chức, doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.


Bên cạnh đó, nhà quản lý nhân sự còn có nhiệm vụ thu hút và giữ chân các nhân viên tài năng cũng như sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của họ. Đây là điều vô cùng quan trọng với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào.


Nói tóm lại quản lý nhân sự chính là việc khai thác, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong một tổ chức, doanh nghiệp sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất.


Quản lý nhân sự là một trong những công việc quan trọng hàng đầu, cần có trong mọi lĩnh vực chứ không chỉ riêng gì kinh doanh.



Quản lý nhân sự là gì?

II. Các kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả


1. Lập kế hoạch và chiến lược phát triển trong tương lai


Để có thể phát triển lâu bền, công ty cần lên chiến lược cụ thể và chuẩn bị cho sự thay đổi. Hàng năm, bạn phải lập được một kế hoạch nhân sự cho năm tiếp theo dựa trên tình hình phát triển kinh doanh của công ty, khả năng thay thế của nhân viên năm trước. Bạn cần phân bổ nhân viên vào các vị trí công việc phù hợp với năng lực, hiệu suất, hình ảnh của công ty. Bên cạnh đó, kế hoạch sử dụng nhân sự dài hạn cho các phòng ban cũng đóng vai trò định hướng được những mục tiêu nhóm và dựa trên mục tiêu của nhân viên.  


>>> Xem thêm: cách quản lý nhân sự của vingroup


2. Kỹ năng quản lý và đào tạo nhân sự


Nếu muốn nhân viên thực sự phát triển, bạn cần có kế hoạch đào tạo chi tiết (thời gian, nội dung, mục tiêu…). Việc đào tạo cần có sự tương tác 2 chiều - giữa người đào tạo và người được đào tạo. Sau khi quá trình đào tạo kết thúc, nhân viên cần được yêu cầu làm 1 bản nghiệm thu đánh giá chi tiết về những kiến thức, kỹ năng mà họ đã nắm bắt được, chưa nắm bắt được, thậm chí đánh giá người đào tạo họ và đề xuất ý kiến. Bạn cũng nên có kế hoạch tái đào tạo thường xuyên các kỹ năng mới để họ hoàn thành tốt hơn công việc được giao.


3. Kỹ năng giao tiếp


Thay vì nóng giận quát tháo, bạn có thể dành thời gian trò chuyện hoặc học cách giao tiếp với nhân viên. Một người quản lý nhân sự cần nhất quán, thẳng thắn và trung thực trong lời nói cũng như hành động của mình. Mỗi lời nói của mình đều là căn cứ để nhân viên noi theo cũng như đánh giá ngược lại.


Hơn nữa, nếu nhân viên cảm thấy cảm thấy dễ dàng và thoải mái khi làm việc và đưa ra ý kiến, được tham gia vào việc phát triển chung thì họ sẽ tích cực hơn vì ý kiến của mình được ghi nhận, và chủ động cống hiến hết mình cho công ty.


Tốt nhất, bạn nên có một mẫu quy trình đánh giá nhân viên cụ thể để có thể bình tĩnh đưa ra những lời nhận xét, góp ý cho mỗi nhân viên của mình một cách khách quan nhất.



Kỹ năng quản lý nhân sự

4. Kỹ năng nhận diện và giải quyết vấn đề


Để là một người quản lý nhân sự hiệu quả, bạn cần quan sát quá trình làm việc của nhân viên để biết được điểm mạnh, điểm yếu của từng người và hỏi han, quan tâm tới họ, cho họ có cơ hội trải lòng những khó khăn, khúc mắc trong công việc và kể cả việc gia đình. 


Bên cạnh đó, bạn cũng cần thiết lập những giới hạn và duy trì một môi trường làm việc ôn hòa. Nếu không có đủ khả năng để trực tiếp giải quyết vấn đề, bạn có thể cân nhắc về việc thuê một chuyên gia huấn luyện để giúp bạn giải quyết những những xung đột này.


Quản trị nhân sự là một công việc quan trọng trong hoạt động của công ty. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải chú trọng để xây dựng những hệ thống, quy trình quản lý nhân sự hiệu quả. Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng phải luôn luôn nỗ lực, trau dồi các kỹ năng quản lý nhân viên qua sách vở, kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm của những người đi trước.


Hy vọng với bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn trong việc quản lý và phát triển năng lực nhân sự. Từ đó lựa chọn ra được những nhân sự tốt, đủ tài năng để cùng xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.