Tìm hiểu bệnh đau khớp gối ở trẻ nhỏ

  -  
Trẻ đang ở độ tuổi phát triển nên xương mới hình thành từ sụn nằm ở đầu xương. Do sụn lúc này vẫn còn yếu và không được chắc khỏe nên nếu đầu gối phải chịu va đập với lực tác động từ bên ngoài rất dễ bị chấn thương, bong gân, trật khớp, giãn dây chằng và gây sưng đau đầu gối.

Chúng ta thường nghe nói đến những cơn đau khớp gối ở người già nhưng lại ít biết về chứng đau khớp gối ở trẻ nhỏ. Có thể thấy, triệu chứng đau khớp gối ở trẻ em vẫn thường xuyên diễn ra hằng ngày chứ không phải là trường hợp hiếm gặp.

Không như ở người già, đau khớp gối là do tuổi cao đi kèm quá trình lão hóa tự nhiên của hệ xương khớp. Đau khớp gối ở trẻ em hình thành là do các nguyên nhân sau đây:

Vận động quá mức: Trẻ chạy nhảy hay thường xuyên chơi các môn thể thao như bóng đá, điền kinh, bóng chuyền, bóng rổ… liên tục sẽ khiến đùi bị co kéo và tạo áp lực lên xương bánh chè. Lúc đó, khớp gối có thể bị tổn thương và gây đau nhức.

Phát triển không đồng đều: Xương khớp phát triển khá chậm trong khi các cơ bắp lại phát triển nhanh hơn có thể gây mất cân bằng, không có sự đồng đều dẫn đến đau khớp.

Do một số bệnh lý nguy hiểm: Một số căn bệnh như viêm khớp nhiễm khuẩn, u lao, u xương, bệnh khớp mãn tính do một số rối loạn miễn dịch, bệnh bạch cầu cấp… cũng thường gây ra những cơn đau khớp kéo dài và dữ dội ở trẻ mà cha mẹ cần hết sức chú ý.

Cách phòng bệnh đau khớp gối ở trẻ em

Đau khớp gối khiến trẻ bị hạn chế vận động và ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như sự phát triển thể chất của trẻ. Khi phát hiện con em mình hay bị đau khớp gối dù là do vận động nhiều hay do chấn thương,… thì cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời để ngăn ngừa hiệu quả những tổn thương, biến chứng do đau khớp gối gây ra như phá hủy khớp, biến dạng khớp.

Để phòng bệnh đau khớp gối ở trẻ, các vị phụ huynh cần chú ý một số điều sau đây:

Bổ sung canxi, vitamin D, vitamin và khoáng chất cần thiết có lợi cho xương khớp cho trẻ.

Hình ảnh

Cho trẻ ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế cho trẻ vận động nặng hay tập luyện quá sức.

Hạn chế sử dụng những loại thức ăn có chứa quá nhiều đường. Đặc biệt, những loại thực phẩm có chứa chất kích thích không nên cho trẻ sử dụng như nước ngọt, cà phê,… Cho trẻ chơi các môn thể thao có lợi cho sức khỏe và sự phát triển thể chất như đạp xe, bơi lội, chơi cầu lông,…

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

https://dau-nhuc-xuong-cut.blogspot.com ... a-sao.html
https://dau-vai-khi-tap-gym.blogspot.co ... u-dau.html