Sảy thai, thai chết lưu chỉ vì mẹ làm những điều này

  -  

Chỉ vì mẹ chủ quan hoặc thiếu kiến thức dễ dẫn đến trường hợp vô cùng đáng tiếc đó là sảy thai, thai chết lưu. Hệ lụy của nó rất ngiêm trọng, tỉ lệ vô sinh của mẹ sau khi bị động thai, sảy thai, thai chết lưu cao hơn bình thường rất nhiều. Để thai nhi được khỏe mạnh mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Hút thuốc, uống các chất có cồn, hoặc sử dụng các loại thuốc an thần trong lúc mang thai

 Nếu mẹ  gặp khó khăn trong việc bỏ thuốc lá, rượu bia hay thuốc an thần, hãy đến tìm gặp bác sĩ. Bởi tỉ lệ thai chết lưu, sảy thai khi mẹ  nghiện thuốc lá, rượu bia là vô cùng cao.

  • Đi lại, làm việc nặng quá nhiều:

Nhất là trong 3 tháng đầu tiên, việc mẹ đi lại hoặc làm quá nhiều việc nặng nhọc rất dễ dẫn đến việc sảy thai, bởi đây là trong khoảng thời gian nhạy cảm mẹ bầu cần hết sức chú ý.

  • Sẩy thai do nhiễm khuẩn

Bắt cứ loại vi khuẩn nào cũng đều có thể gây xảy thai, từ các bệnh lây lan qua đường tình dục như : lậu, giang mai … cho đến các bệnh do thực phẩm đem lại như : nhiễm khuẩn do Listeria, Salmonella…

  • Nguyên nhân từ mẹ

Nguyên nhân từ mẹ khá đa dạng: Có bệnh lý ảnh hưởng đến sự tuần hoàn mẹ – con như suy dinh dưỡng, các bệnh nhiễm, bệnh lý ác tính (nhất là ung thư), bệnh lý toàn thân (như Lupus); có bệnh lý trong vùng tử cung khiến thai không thể làm tổ như các khối u trong cơ quan sinh dục; nhiễm virus và siêu vi; sức khỏe trong quá trình mang thai không được bảo đảm do quá lao lực; các tác nhân vật lý, hóa chất như chấn động, tia X, phóng xạ, ảnh hưởng bởi thuốc men nhất là các loại thuốc đặc trị…

  •  Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống làm tăng gấp đôi khả năng sẩy thai, thai nhẹ ký hoặc đái tháo đường thai kỳ; trầm cảm cũng làm tăng nguy cơ sảy thai, chảy máu trong thai kỳ và cuộc sinh…

  • Tuổi tác

Nếu mẹ còn quá ít tuổi hoặc tuổi quá cao dễ dẫn đến việc thai chết lưu cao hơn bình thường rất nhiều. Bởi ở thời điểm đó cơ thể không để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, sức khỏe cho sự phát triển của thai nhi.

  •  Nhiễm độc thai nghén.

Nếu mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén thì dù ở mức độ nào cũng đều có thể gây ra thai chết lưu. Mức độ nhiễm độc thai nghén càng nặng thì tỷ lệ này càng cao. Việc chậm trễ điều trị hoặc điều trị không đúng cách cũng làm cho thai nhi bị suy dinh dưỡng và chết.

>> Xem thêm: ra huyết hồng nhưng không đau bụng và những thông tin cần biết


  •  Các bệnh mãn tính khác 

Như huyết áp cao, lao phổ, bệnh tim, suy gan, thiếu máu…của người mẹ đều là những tác nhân gây ra thai lưu. Ngoài ra một số các bệnh về nội tiết như thiểu năng tuyến giáp, tiểu đường, basedow…đều gây ra các tác động không tốt đối với thai nhi.