Mẹ bầu nằm ngửa khó thở nguyên nhân do đâu?

  -  
Tư thế nằm cũng gây ảnh hưởng tới sức  khỏe của thai phụ và thai nhi trong bụng mẹ. Nhiều mẹ có thói quen nằm ngửa thắc mắc, tư thế nằm ngửa khó thở là do đâu? Cùng giải đáp vấn đề này để biết được tư thế nằm tốt nhất đem lại thoải mái cho mẹ và bé.

Mẹ bầu nằm ngửa khó thở nguyên nhân do đâu?

Tình trạng mẹ bầu nằm ngửa khó thở nguyên nhân là do khi mẹ nằm ngửa thì áp lực của tử cung lên cơ hoành lớn nhất. Lúc này, toàn bộ sức nặng của tử cung sẽ chèn ép lên cột sống và các mạch máu dẫn về ruột, khiến mẹ hô hấp khó khăn hơn và gây tác động lên hệ tiêu hóa, làm tăng cao nguy cơ bị trĩ và ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài.

Cùng với đó, tình trạng thiếu máu ở bà bầu cũng góp phần khiến mẹ bị khó thở khi nằm ngửa. Như mẹ đã biết, sắt là thành phần chính của  hemoglobin – huyết sắc tố hồng cầu giúp vận chuyển oxy đi nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể. Thiếu sắt khiến cho các cơ quan không có đủ oxy cần thiết và khiến cho mẹ bị khó thở trong thai kỳ. Bởi vậy, mẹ cần tăng cường các vi chất quan trọng đặc biệt là sắt và canxi cho mẹ bầu ngay từ những ngày đầu tiên mang thai, giúp mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt.

Tác hại khi mẹ bầu nằm ngửa trong thai kỳ

Khi bụng ngày càng lớn hơn, việc mẹ bầu nằm ngửa có thể không tốt cho cả mẹ và em bé. Cụ thể:
  • Khó thở kéo dài khiến mẹ bị mệt mỏi, căng thẳng nhiều hơn.
  • Chất lượng giấc ngủ giảm sút khiến cơ thể bị suy nhược.
  • Mẹ có thể bị đau lưng khi nằm ngửa trong giai đoạn những tháng cuối thai kỳ.
  • Thai nhi không được cung cấp đủ oxy có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe và biến chứng thai kỳ.

Gợi ý tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu

 Tư thế nằm ngủ cũng là một vấn đề mẹ cần tìm hiểu để thay đổi để an toàn cho thai nhi và giúp mẹ có giấc ngủ ngon hơn. Tư thế nằm tốt nhất cho mẹ bầu là tư thế nằm nghiêng bên trái. Tư thế này sẽ tăng cường được khả năng hô hấp, cải thiện tình trạng mẹ bầu khó thở khi nằm ngửa. Phần chân và lưng dưới cũng được giảm áp lực để mẹ ngủ ngon hơn, giảm nguy cơ bị phù nề khi mang thai, tăng lưu thông máu qua tĩnh mạch chủ. Mẹ có thể kê thêm một chiếc gối mềm phía sau lưng và dưới bụng để giảm áp lực lên cơ hoành, tăng cường tuần hoàn máu để cơ thể được cung cấp oxy tối đa.

Thi thoảng mẹ bầu cũng nên đổi tư thế nằm, nhưng để tạo sự thoải mái thì nên nghiêng về bên trái nhiều hơn. Chú ý những thai phục có bệnh lý liên quan tới tĩnh mạch, người hay bị chuột rút ban đêm nên kê gối gác chân ở góc 20 độ so với giường để giảm áp lực của tử cung lên hệ hô hấp.

>>Xem thêm: loại canxi nào tốt cho bà bầu giảm đau nhức xương khớp

Thực đơn cho mẹ bầu bị khó thở nên ăn gì?

Thiếu máu là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khó thở về đêm ở bà bầu. Để cải thiện, bạn cần cân đối khẩu phần ăn hàng ngày sao cho cơ thể được nạp đủ dinh dưỡng và chất sắt để không bị thiếu máu. Bao gồm:
  • Thực phẩm giàu sắt: Cà bầu thường bị thiếu máu khi mang thai và khiến cho việc vận chuyển oxy khó khăn hơn. Mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt, đậu, trứng, mộc nhĩ, vừng, lạc,
  • Thực phẩm giàu acid folic: Acid folic hay vitamin B9 là vi chất đóng vai trò rất quan trọng với trẻ. Tăng cường acid folic từ các thực phẩm rau bina, súp lơ, cá hồi … để hỗ trợ hình thành và tổng hợp các tế bào thần kinh ở trẻ, làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.
  • Thực phẩm giàu Protein: Cơ thể có sức đề kháng yếu, không khỏe mạnh nếu thiếu protein. Các thực phẩm bổ sung protein bao gồm thịt, trứng, sữa, cá, …
Tóm lại, phụ nữ mang thai hãy tập thói quen ngủ nghiêng sang bên trái để cơ thể được dễ chịu, có giấc ngủ ngon và giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Chúc mẹ có thai kỳ an toàn và trọn vẹn!