Nguyên tắc chọn vải may áo thun đồng phục công ty

  -  

Nguyên tắc chọn vải may áo thun đồng phục công ty

Để chiếc áo thun đồng phục công ty đảm bảo sự thoải mái và đẹp mắt thì chúng ta không thể bỏ qua bước chọn vải. Tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng sành sỏi trong việc này, không phải ai cũng biết được mình nên chọn loại vải nào. Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề đó.


1. Sự co giãn

Sự thoải mái của một mẫu áo thun đồng phục công ty được quyết định bởi sự co giãn của chất vải, xét tới yếu tố này bạn có thể nghĩ ngay tới 2 loại chính là thun 2 chiều và 4 chiều


Thun 4 chiều:

Tên của nó đã nói lên khả năng co giãn, nghĩ là bạn kéo nó theo hướng nào cũng co giãn được, vô cùng thoải mái. Đây là dòng vải có độ đàn hồi tốt nhất, tạo sự thoải mái cho người mặc. Nhưng cũng vì vậy mà giá thành của nó cao hơn với loại thun 2 chiều.


Thun 2 chiều:

Thun 2 chiều khác với 4 chiều vì nó chỉ co giãn  được ngang hoặc dọc, các loại áo thường là chiều dọc. Mức độ đàn hồi của nó cũng thấp hơn so với dòng 4 chiều nên cảm giác thoải mái ít đi, giá thành cũng rẻ hơn. Vì vậy bạn có thể cân nhắc lựa chọn.


2. Tỷ lệ của cotton và PE

Tỷ lệ của cotton và PE cũng có thể cho bạn thấy được sự thoải mái và chất lượng của loại vải đó. Do sự pha lẫn nhiều loại khác nhau, nên tạo thành các dòng vải không giống nhau về đặc tính, cảm giác khi bạn chạm vào và mức giá tiền của nó. Cụ thể chúng ta sẽ có các loại như sau:


100% cotton: Thành phần vải có 100% chất liệu là sợi bông tự nhiên.

+ Ưu điểm: Là loại vải mềm mịn, hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt rất tốt nên mang lại sự thoải mái, thoáng mát cho người mặc

Xem thêm: Quần áo công nhân

+ Nhược điểm: Loại vải này có mức giá cao nhất so với các loại vải khác, dễ bị nhăn, form vải không được cứng cáp, thường co rút nhiều khi bạn giặt


Vải 65/35: Thành phần vải có 65% là sợi cotton và 35% là sợi PE.

+ Ưu điểm: Có độ hút ẩm khá tốt do có thành phần sợ cotton khá cao, form vải cứng cáp hơn, ít bị nhăn hơn, có độ bền cao hơn và giá thành thấp hơn so với vải thun 100% cotton.


+ Nhược điểm: Cảm giác thoáng mát kém hơn vải thun 100% cotton


Vải 35/65: Thành phần vải có 35% là sợi cotton, 65% là sợi PE.

+ Ưu điểm: Vải có độ bền cao, hầu như không nhăn và giá thành khá thấp.


+ Nhược điểm: độ hút ẩm và độ thấm hút mồ hôi kém hơn so với 2 kiểu vải ở trên, vải mặc khá nóng


Vải thun PE: Thành phần vải 100% là sợi PE.

+ Ưu điểm: Vải có form cứng cáp, không nhăn, độ bền rất cao, giá thành thấp nhất trong 4 loại vải trên.

Xem thêm: Đồng phục thể thao

+ Nhược điểm: Không thấm hút mồ hôi nên mang lại cảm giác nóng ẩm, không thoải mái cho người mặc.


3. Kiểu dệt vải

Chúng ta có 3 kiểu dệt khác nhau tương đương với 3 loại vải, là vải thun trơn, vải thun may áo polo và vải thun lạnh. Sự khác nhau này bạn có thể quan sát được bằng mắt thường khi nhìn kỹ nó.


Thun trơn: Kiểu dệt này sẽ tạo ra vải 1 mặt trái 1 mặt phải, vải này rẻ và phổ biến để làm đa dạng các kiểu áo thun khác nhau, các sợi vải được dệt sát vào nhau theo 1 chiều.

Thun may áo polo:

+ Vải thun cá sấu: Mắt dệt của vải cá sấu to hơn thun trơn, đan nhau như sợi xích chứ không mịn láng. Với biểu tượng là con cá sấu nên nó cũng được gọi với cái tên như vậy.


+ Vải thun cá mập: Giống với kiểu thun cá sấu nhưng mắt lưới vải to hơn, nó không mịn như vải cá sấu


Thun lạnh: Thành phần 100% PE, co giãn kém, không bị nhăn và xuất hiện lông vải như các dòng khác