Rao Vặt: thực phẩm - ăn uống - thực phẩm chức năng

Chủ Đề Liên Quan :
 

Viêm tai giữa ở trẻ em và thuốc điều trị

  -  
Viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ khiến trẻ mệt mỏi, đau nhức tai, quấy khóc,… Theo thống kê, trẻ trong độ tuổi lên 3, khoảng 3/4 trẻ em đã từng bị viêm tai giữa ít nhất là 1 lần. Phương pháp điều trị bệnh lý viêm tai giữa ở trẻ em chính khắc phục tình trạng đau tai, làm sạch ống tai, chống nhiễm khuẩn, theo dõi sau điều trị.
Hãy cùng phòng khám tai mũi họng tìm hiểu về thuốc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em đúng cách, mang lại hiệu quả cao nhất trong bài chia sẻ dưới đây nhé.

THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ EM
Trước khi tìm hiểu về thuốc điều trị viêm tai giữa cho trẻ, cha mẹ cần nắm lại các triệu chứng của căn bệnh này. Bởi đôi khi trẻ còn quá nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh chưa mô tả được tình trạng bệnh của mình.


Triệu chứng nhận biết bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Những triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm:

++ Trẻ bứt rứt, dùng tay kéo vành tai hoặc ngoáy vào tai. Với trẻ lớn hơn có thể kêu đau tai.

++ Trẻ quấy khóc, ít chơi như ngày thường, ăn không ngon miệng, chán ăn, bỏ bú.

++ Trẻ bị sốt cao, có thể lên tới hơn 39 độ C, trằn trọc, khó ngủ

++ Xuất hiện dịch mủ chảy từ trong tai ra hoặc đóng khô vảy ở vành tai

Thuốc trị viêm tai giữa cho trẻ em được nhiều cha mẹ lựa chọn


Thuốc trị viêm tai giữa cho trẻ em được nhiều cha mẹ lựa chọn


Thuốc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em
Để điều trị viêm tai giữa ở trẻ em, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám, căn cứ trên hình bệnh của mỗi đứa trẻ, thể trạng sức khỏe mà chuyên gia sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc được bệnh viện, các phòng khám tai mũi họng áp dụng điều trị, bao gồm:

► Nhóm thuốc Paracetamol hoặc ibuprofen: Có tác dụng chính là giảm đau, hạ sốt; có thể kết hợp dùng cả hai nhóm thuốc này. Có thể sử dụng cho trẻ trên 3 tháng tuổi trở lên.

► Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh thường được như: amoxicillin, augmentin, azithromycin… Nếu tổn thương màng nhĩ, có thể kê thêm thuốc nhỏ tai gồm kháng sinh và hydrocortisone, giúp niêm mạc của ống tai lành tốt hơn.

Liệu trình điều trị thông thường điều trị kháng sinh là 7 ngày có tác dụng làm tai dễ chịu nhanh sau 1 - 2 ngày, hạ sốt, phòng ngừa tình trạng viêm lan tới não và xương xung quanh tai.

Cha mẹ cần điều trị cho trẻ đúng tên thuốc, thời gian uống và liều lượng. Việc trị bằng kháng sinh thường xuyên có thể gây lờn thuốc, kháng thuốc khiến các đợt viêm, nhiễm trùng tai đợt sau khó trị hơn.

► Thuốc điều trị viêm tai giữa cho trẻ ở giai đoạn ứ mủ: Đây là viêm ở mức độ nặng, trước khi điều trị các chuyên gia phải tiến hành làm sạch ống tai, trích rạch dẫn lưu mủ. Và kê đơn thuốc điều trị bao gồm:

-- Thuốc uống kháng sinh kháng viêm nhóm cortiphenicol, polydexa…

-- Thuốc nhỏ tai ciplox, otofa… hoặc nhóm thuốc có tính sát khuẩn, giảm đau như cồn boric ấm, otipax…

Lưu ý: Tránh sử dụng những thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh nhóm aminosid.



Những khuyến cáo khi điều trị viêm tai giữa cho trẻ em bằng thuốc
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi còn rất non nớt, đang trong quá trình xây dựng hệ thống miễn dịch phòng vệ cho cơ thểm nên sức đề kháng kém. Việc điều trị cần hết sức cẩn thận và tuân thủ chỉ định chuyên gia để đảm bảo hiệu quả cao, an toàn cho sức khỏe của trẻ và tránh tác dụng phụ.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và điều trị viêm tai giữa theo hướng dẫn chuyên gia

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và điều trị viêm tai giữa theo hướng dẫn chuyên gia

 Cha mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện, phòng khám tai mũi họng uy tín, đảm bảo các điều kiện y tế chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác, hiệu quả

 Không được tự ý mua thuốc về điều trị viêm tai giữa cho trẻ tại nhà. Bởi iệc điều trị bằng thuốc tưởng chừng đơn giản nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, xuất hiện nấm ở vùng mang tả, nấm ở miệng…

 Nếu thấy trẻ chảy nước/ mủ từ tai ra cần làm sạch bên ngoài tai cho trẻ nhẹ nhàng tuyệt đối không được cạo các viên kháng sinh rắc vào tai cho trẻ sẽ rất nguy hiểm, gây bít tắc dẫn lưu dịch viêm ra ngoài, ứ đọng nhiều và gây viêm xương chũm, biến chứng nội sọ…

Với những thông tin cụ thể về thuốc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em mong rằng cha mẹ nắm rõ và chủ động đưa con đi khám sớm, điều trị đúng hướng dẫn chuyên gia. Mọi thắc mắc cần trao đổi riêng cùng chuyên gia vui lòng liên hệ Hotline: 028 38 172 299 để được tư vấn miễn phí.