Làm sao để thiết kế phần mềm quản lý sản xuất hiệu quả ?

  -  
Thế kỉ 21 bắt đầu với những bước tiến lớn của nhân loại trong ngành công nghệ thông tin. Bắt đầu từ sự kiện Y2K, con người đã có những bước tiến lớn trên con đường phát triển các phương pháp, công cụ, khiến thông tin trở thành 1 nguồn tài nguyên quan trọng trong ngày nay. Trong bối cảnh đó, làm sao để xây dựng và phát triển phần mềm quản lý sản xuất hiệu quả đã và đang được nhiều công ty công nghệ chú trọng xây dựng.

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu tiêu chí thiết kế phần mềm quản lý sản xuất hiệu quả.

1. Phần mềm quản lý sản xuất là gì ?

Phần mềm quản lý sản xuất là một chương trình máy tính tiếp nhận các thông tin đầu vào phục vụ sản xuất như lượng nguyên liệu trong kho, tình trạng máy móc, thiết bị, tình hình năng lượng. Phần mềm quản lý sản xuất sẽ hỗ trợ con người thực hiện các hoạt động sản xuất như lập kế hoạch, theo dõi tiến trình sản xuất, xuất báo cáo tổng hợp. Phần mềm quản lý sản xuất không chỉ giúp công việc sản xuất diễn ra nhanh chóng hơn, mà còn giảm sai sót trong phối hợp giữa các bộ phận. Nhờ đó, chi phí và thời gian sản xuất giảm, quá trình sản xuất ổn định hơn.

Như vậy có thể thấy phần mềm quản lý sản xuất tương đối phức tạp và có tác động lớn đến nhà máy. Để phát triển, thiết kế phần mềm quản lý sản xuất , cần có những tiêu chuẩn nhằm giảm công sức thiết kế xây dựng phần mềm.

2. Tiêu chuẩn phát triển phần mềm quản lý sản xuất

ISA - một tổ chức tự động hóa quốc tế đã xây dựng nên bộ tiêu chuẩn như vậy, mang tên tiêu chuẩn ISA 95 .

Bộ tiêu chuẩn này ra đời từ năm 2000, nhưng trải qua 2 thập kỉ, nó không hề già cỗi mà vẫn được sử dụng như kim chỉ nam khi phát triển phần mềm quản lý sản xuất. ISA 95 gồm có 4 phần, được phát hành trải dài từ năm 2000 và đến nay đang phát triển phiên bản thứ 5.

Bộ tiêu chuẩn này được xây dựng bởi rất nhiều người và tổ chức: từ những người sử dụng cuối, các nhà tích hợp hệ thống đến chuyên gia phần mềm. Có thể nói bộ tiêu chuẩn là trí thức và kinh nghiệm của những công ty công nghệ đi trước. Chúng không chỉ giúp các phần mềm quản lý sản xuất sau này được xây dựng nhanh chóng và chính xác, mà còn giảm chi phí phát triển rất nhiều.



Trong mô hình thông tin được mô tả trong ISA 95, ta có 4 cấp độ:

- Cấp 1: thiết bị hiện trường: các máy móc sản xuất, cảm biến hiện trường sẽ thu thập lưu trữ thông tin tập trung tại máy chủ

- Cấp 2: các thiết bị điều khiển có tác dụng điều khiển thiết bị sản xuất hiện trường. Cũng có thể coi thiết bị điều khiển như PLC là một điểm trung chuyển thông tin trước khi đưa vào máy chủ.

- Cấp 3: Quản lý thông tin theo thời gian thực. Các thông số sản xuất liên tục cập nhật đảm bảo mọi biến động sai sót dưới hiện trường đều đưcọ thông báo kịp thời cho các bộ phận. Nhờ đó, nhà máy chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất.

- Cấp 4: Quản lý doanh nghiệp. Phần mềm quản lý kinh doanh sản xuất không lưu trữ thông tin liên tục với tần suất cao như phần mềm quản lý sản xuất.Tuy nhiên phần mềm quản lý doanh nghiệp cần phải có khả năng chịu sự truy xuất file nhanh chóng và của nhiều người tại một thời điểm.

3. Liên hệ phát triển phần mềm quản lý sản xuất

Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu phần mềm quản lý sản xuát, vui lòng liên hệ công ty Bảo An:

--
Chân thành cảm ơn.
Hoàng Kim Giang
Sales Engineer - 0936.944.496
---------------------------------
BẢO AN AUTOMATION
Khu dự án Vân Tra, An Đồng, An Dương, Hải Phòng
Email: kimgiang.baoan@gmail.com
Web: baoanjsc.com.vn
Tel: 0225.3797.879 - Fax: 0225.3686.182
Email phản hồi chất lượng sản phẩm - dịch vụ: baoanjsc@gmail.com